Học tập đạo đức HCM

Đi chợ gà mùa dịch: 'Chả ai việc gì!'

Thứ ba - 16/04/2013 22:35
Trong bối cảnh thế giới chưa có vắcxin phòng chống dịch cúm A/H7N9 thì việc người dân nhận thức đúng, hành động đúng để có biện pháp tự bảo vệ mình trước dịch cúm A/H7N9 là rất cần thiết. Tuy nhiên, qua tìm hiểu hoạt động mua bán và tiêu dùng thịt gia cầm tại các chợ đầu mối và chợ bán lẻ tại Hà Nội cho thấy, người dân vẫn chưa nhận thức được đúng mức độ nguy hiểm của cúm A/H5N1 và cúm A/H7N9.

Bài 1: Người bán chủ quan

 

Buồn vì hàng bán chậm nhưng phần lớn người buôn bán gia cầm tại chợ đầu mối cũng như tại các chợ bán lẻ tại nội đô lại chẳng mảy may lo lắng về mức độ nguy hiểm cũngĐậm như nguy cơ lây lan của dịch cúm A/H5N1 và cúm A/H7N9.

 

Lượng bán giảm còn 1/3


Đến chợ Hà Vỹ (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) những ngày này, khi dịch cúm A/H5N1 đã xuất hiện ở một số tỉnh, thành và dịch cúm A/H7N9 hoành hành ở Trung Quốc, PV Tin tức chứng kiến cảnh chủ các kiốt người thì ngồi ngáp vặt, người thì ngủ gục, số khác túm lại buôn chuyện. Hỏi tình hình buôn bán hàng gần đây, hầu hết kẻ buôn người bán ở đây đều tỏ thái độ ngán ngẩm vì lượng khách mua hàng thưa hẳn so với độ nửa tháng trước.
Chủ một ki ốt đầu dãy A, tên Hiền, thở dài chỉ vào đàn gà của mình, sốt ruột nói: “Đàn này tôi nhập đã được 5 hôm mà chưa bán được 1/3. Gà càng nhốt lâu càng sút cân, trông xấu mã. Giá bán giờ chỉ còn ngấp nghé giá nhập. Gà giống Ai Cập được bán với giá từ 72.000 - 85.000 đồng/kg”.

 

Một góc chợ gà Hà Vỹ. Ảnh: SGTT


“Chắc là do tác động của dịch cúm gia cầm đang gây chết người ở Trung Quốc nên dân ta hạn chế ăn thịt gà”, chúng tôi tiếp lời bà Hiền. Bà phân trần: “Ở đây không có gà Trung Quốc nhé! Tôi nhập gà từ trang trại ở huyện Đông Anh”.

 

 
Cũng có mặt ở chợ gà Hà Vỹ, vòng qua mấy sạp gà, một người buôn gà tên Hưng được các chủ sạp đua nhau mời chào. Tần ngần một lúc lâu trước một kiốt gà, ông mới xuống xe, bắt hai con gà. “Mấy tuần nay buôn bán thật chán. Hàng ế kinh khủng! Có ngày bán chưa được 10 con”, ông Hưng thở dài khi trò chuyện với chúng tôi. Là người buôn bán nhỏ, ông Hưng thường lấy gà ở chợ Hà Vỹ về, một phần giao cho các hàng ăn bình dân, phần còn lại để bán trong chợ. “Chúng tôi chỉ mong dịch mau hết để còn làm ăn. Cứ thế này bọn tôi khổ lắm, người chăn nuôi cũng chẳng sung sướng gì!”.
Bà Hiền cho biết, trước khi có dịch cúm A/H7N9 ở Trung Quốc, mỗi ngày bà bán được 1,5 tấn gà nhưng những ngày gần đây chỉ bán được trên 5 tạ. Theo Trạm thú y Thường Tín, mỗi ngày có 30.000 - 35.000 con (tương đương khoảng 50 - 60 tấn). “Các hộ kinh doanh tại đây chủ yếu nhập gà từ Yên Bái, Thanh Hóa, Bắc Giang... thậm chí có hộ còn nhập từ Đồng Nai, Long An, Tiền Giang”, ông Nguyễn Lê Ngà - cán bộ thú y trực tại đây cho biết.

 

 

“Dịch đâu mà dịch?”


Chợ gà Hà Vỹ có 4 dãy với 162 ki ốt nhưng hiện chỉ có khoảng 2/3 số ki ốt hoạt động thường xuyên. Khi PV Tin tức hỏi những người buôn “chuyên nghiệp” tại chợ đầu mối có lo lắng về thông tin dịch cúm A/H7N9 hay không thì các chủ buôn cùng tỏ vẻ bức xúc: “Dịch đâu mà dịch? Chúng tôi chả tin là cúm hay dịch gì. Hoặc là dịch ở đâu không biết. Ở đây chả ai việc gì!”. Như để minh chứng thêm cho việc “chả có gì phải sợ dịch cúm”, bà Hiền nói: “Tôi bán gà ở chợ đầu mối đã hơn 20 năm có lẻ. Từ xưa đến nay, cứ con nào ốm, con nào gầy là tôi mang về nhà thịt”.

 

 
Từ khi có thông tin về dịch cúm A/H7N9, loa trong chợ cũng phát thông báo về các biện pháp vệ sinh, phòng dịch đối với người kinh doanh. Tuy nhiên, như một thói quen, người bán vẫn rất chủ quan. “Chúng tôi cũng có phát cả xà phòng để rửa tay nhưng họ thường không sử dụng”, ông Nguyễn Lê Ngà ngán ngẩm cho biết.

 


Không chỉ có người bán tại chợ đầu mối mà tại các chợ bán lẻ, người bán cũng rất chủ quan khi sơ chế gia cầm. Mở chiếc lồng gà bày ngay tại cổng chợ Đại Từ (quận Hoàng Mai), thấy khách ái ngại về dịch cúm và băn khoăn về nguồn gốc gà vì không thấy dấu kiểm dịch, một chủ hàng tên Hạnh mở chiếc lồng, bắt một con gà trống lên khăng khăng: “Ôi dào! Cứ mua đi! Chị đảm bảo chất lượng và nguồn gốc, đây là gà ta Phú Thọ “xịn”, giá chỉ 140.000 đồng/kg”. Ngó sang bên cạnh, người cùng bán hàng với chị Hạnh đang làm thịt gà trong tình trạng không găng tay, không khẩu trang, con gà vừa được hóa kiếp nằm trên nền xi măng ướt nhẹp...

 

Mạnh Minh

theo baotintuc
 Tags: cúm a/h7n9

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập435
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm431
  • Hôm nay29,341
  • Tháng hiện tại155,903
  • Tổng lượt truy cập85,062,939
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây