Học tập đạo đức HCM

Mùa này, bà nội trợ nên mua trái cây nào ít độc?

Thứ hai - 24/09/2012 00:25
(VTC News) – Các bà nội trợ với thu nhập khá có thể mua hoa quả nhập khẩu từ Mỹ, New Zealand có nguồn gốc rõ ràng. Còn người ít tiền cũng có thể mua hoa quả “lành” tại chợ cóc.

Trái cây nào ít tẩm thuốc?

Với tình hình khủng hoảng kinh tế như hiện nay, nhiều bà nội trợ phải thắt chặt chi tiêu. Chị Thu Huế (Sơn Tây, Hà Nội) chia sẻ: Giờ ra chợ, tôi không dám mua táo Tây, lê, hay dưa vàng vì nghe thông tin những loại quả này thường được nhập từ Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật lớn. Nhưng 2 đứa con nhà tôi vẫn phải cần bổ sung Vitamin, tiền có hạn nên cũng không biết chọn mua loại quả gì cho an tâm?”.

 

Mùa này, bà nội trợ nên mua trái cây nào ít độc?
 Đang là mùa ổi, chị em nên mua về dùng vừa rẻ vừa an toàn.

 

Trao đổi với phóng viên VTC News, bà Nguyễn Thị Bích Hồng, Bộ môn cây ăn quả, Viện Nghiên cứu rau quả cho biết: Với những loại quả có nhiều vitamin, dưỡng chất, ở Việt Nam nói chung và ở miền Bắc khá phong phú.

Những loại quả mà khi ăn, người tiêu dùng tương đối an tâm, giá cả lại rẻ nhưquả ổi. Nông dân rất ít khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lên ổi. Sau khi hái xong họ thường mang đi bán ngay. 

Mùa này có ổi bo ở Thái Bình quả to bằng nắm tay. Ổi găng được trồng nhiều ở Gia Lâm, Hà Nội và nhiều vùng quê Bắc bộ. Ngoài ra còn có giống ổi to không hạt được nhiều nông dân trồng.

 

 
 
Mùa này, bà nội trợ nên mua trái cây nào ít độc? Chuối là loại quả rất lành, được bọc ngoài bởi lớp vỏ dày. Chuối là loại quả sau khi hái khỏi cây, quả vẫn tiếp tục chín. Thời gian để được chuối từ lúc hái còn ương đến khi chín khá dài vì vậy, người bán ít phải sử dụng thuốc. Mùa này, bà nội trợ nên mua trái cây nào ít độc?
 
Chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Quốc An
 
Qua khảo sát của phóng viên, ở các chợ tại Hà Nội đang có bán ổi găng ngon giá dao động từ 10 ngàn đến 15 ngàn đồng/kg.

 

Anh Hùng (làng Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội – làng nổi tiếng với ổi găng ngon) mang ổi đi bán tại chợ Thái Thịnh cho biết: “Tôi đi hái ổi của những nhà trong làng, hái xong mang bán ngay chứ không hề ngâm tẩm gì. Lá và cuống ổi vẫn tươi nguyên. Để chọn ổi găng ngon, cần chọn quả có vỏ sần, cứng, màu hơi trắng ăn đảm bảo vừa giòn vừa ngọt”.

 

Mùa này, bà nội trợ nên mua trái cây nào ít độc?

 

Có một loại ổi to bằng nắm tay cũng đang được bày bán ở chợ với giá 15  -17 ngàn đồng/kg. Chị bán hàng tên Hoa cho biết, ổi này được trồng ở Hải Dương.

Không chỉ có ổi, hiện cũng đang là mùa chuối tiêu. Khắp nẻo đường, chuối được bày bán với giá khá rẻ chỉ khoảng 20 – 30 ngàn đồng/nải tùy nải to, nhỏ. Chuối chứa nhiều vitamin B6, vitamin C và kali. Có bà nội trợ lo lắng mua chuối không khéo sẽ mua phải chuối dấm bằng thuốc.

Chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Quốc An cho rằng: Chuối là loại quả rất lành, được bọc ngoài bởi lớp vỏ dày. Chuối là loại quả sau khi hái khỏi cây, quả vẫn tiếp tục chín. Thời gian để được chuối từ lúc hái còn ương đến khi chín khá dài vì vậy, người bán ít phải sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, dù có dùng thuốc kích thích sinh trưởng để cho chuối mau chín thì người dùng cũng không nên quá lo lắng vì thịt quả được ngăn với bên ngoài bằng lớp vỏ dày, có thể bóc được.

Quả khế ngọt cũng là loại quả an toàn cho người dùng. Ông  Trần Văn Tài (kỹ sư nông nghiệp ở Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: Trong 100g khế tươi có 10mg canxi, 8mg photpho, 30mg vitamin C...  Khế khá giàu các muối khoáng như kali, magie... Vị chua của khế không phải do vitamin C mà do axit tartric.

Mùa khế ở miền Bắc vào khoảng tháng 2-3 và thêm vụ thu vào tháng 8-10. Chưa có loại bệnh nấm, virus nào nguy hiểm đối với khế. Vì vậy, người dân ít phải dùng thuốc bảo vệ như thuốc chống nấm, chống virus. Nhưng chị em chú ý khế là loại quả sau khi đã ngắt xuống khỏi cây sẽ không tự chín nên khi mua khế cần chọn quả lành lặn, đã chín. Vì chọn quả xanh sẽ bị chát.

Một loại quả hiện có thể mua và sử dụng giá cả vừa rẻ lại vừa an toàn là quả dứa. Quả dứa có hàm lượng axit hữu cơ cao gồm axit malic và axit xitric. Ngoài ra còn có chứa mangan, photpho,  Vitamin C  dồi dào.

Nếu sau thu hoạch, quả lành lặn còn xanh được bảo quản ở nhiệt độ 10-12 độ C, 7-8 độ C đối với dứa bắt đầu chín thì quả dứa có thể để được 2-3 tuần.

Kỹ sư Tài cho biết: Quả dứa ít phải bảo quản bằng thuốc vì loại quả này có thể tự chín sau khi đã thu hoạch nên nông dân có thể thu hoạch từ khi quả còn xanh hoặc chớm chín. Vỏ dứa lại dày nên người dùng có thể an tâm.

Vào mùa này, ra chợ vẫn gặp những hàng bán mít. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào giữa và cuối mùa hè tháng 7-8. Mít rất giàu các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin C, canxi, kali, sắt, thiamin, riboflavin, niacin, magneisum và nhiều chất dinh dưỡng khác.

Mít có thể  tự chín ở nhiệt độ bình thường, quả mít có thể để lâu trong 6 tuần ở nhiệt độ 11 – 13 độ C. Bình thường để được 7 – 10 ngày. So với các loại cây ăn quả khác, mít là cây khá dễ trồng, chịu hạn rất tốt, ít công chăm sóc. 

Nếu sử dụng biện pháp tổng hợp để quản lý dịch hại trên cơ sở sinh thái học tốt có thể không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, người tiêu dùng không phải sợ bị ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong quả.

Chọn hoa quả nhập khẩu phải chú ý mùa vụ

 

Người tiêu dùng hiện có thói quen mua hoa quả ở chợ, ở các hàng hoa quả rong. Muốn mua nho, mua lê thậm chí cả trái cây nhập khẩu như cherry (anh đào) hay quả kiwi, hàng rong đều có cả.

Thậm chí, đã hết mùa những quả này nhưng dọc đường vẫn bán. Có nhiều người còn cho rằng, mua quả khi hết mùa để mang cho, mang biếu mới quý. Nhưng đó là quan điểm hoàn toàn không có lợi. Vì những hoa quả này thường phải qua chất bảo quản mới để được qua mùa vụ.

 

Mùa này, bà nội trợ nên mua trái cây nào ít độc?

 

Trong bối cảnh lương thực, thực phẩm nhiễm độc thuốc trừ sâu hoặc chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phổ biến như hiện nay không chỉ làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn làm ảnh hưởng đến những nhà cung cấp uy tín.

 

Mùa này, bà nội trợ nên mua trái cây nào ít độc?
Nho Mỹ có vụ mùa từ tháng 8 đến cuối năm. (Ảnh: Nguyễn Tâm)

 

Trao đổi với phóng viên VTC News, ông Mai Xuân Vỹ - Giám đốc Hệ thống Trái cây tươi Klever Fruits chia sẻ những kinh nghiệm chọn hoa quả nhập khẩu theo mùa.

Trên thực tế, các trái cây nhập khẩu thông dụng ở Việt Nam như nho; táo; lê; cherry (anh đào)… có nguồn gốc rõ ràng từ Mỹ, Úc sẽ luôn kèm theo thông tin giống (variety), mùa vụ, “size” quả... trên vỏ thùng, hộp.

Đối với các loại táo, sau khi thu hoạch vào mùa thu hàng năm, táo được rửa sạch, phân loại và được bảo quản trong phòng lạnh trước đóng thùng để đến tay người tiêu dùng. Một trong những lý do khiến táo có thể được đảm bảo chất lượng trong quá trình vận chuyển và được người tiêu dùng ưa thích là “chiếc áo khoác” mỏng sáp tự nhiên của quả táo. 

Táo tươi sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch trên dây chuyền công nghiệp hiện đại để loại bỏ bụi. Sau đó, mỗi quả táo được nhỏ một lớp phủ bóng bằng sáp ong tự nhiên để bảo vệ táo khỏi vi khuẩn.

 

Mùa này, bà nội trợ nên mua trái cây nào ít độc?
Táo Fuji của Mỹ màu sậm, ăn ngọt.

 

Ở thị trường Việt Nam, các loại táo như  táo Red Delicious, Gala, Pink Lady, táo xanh Granny Smith khá phổ biến và được nhiều người tiêu dùng yêu thích bởi độ giòn, ngọt và giá cả phải chăng.

 

Một số dòng táo cao cấp hơn mang đặc trưng của nước sở tại như táo Ambrosia, táo Envy Newzealand, hay táo Fuji Úc có màu vàng, xanh với các chấm đỏ hồng tới đỏ đậm, đặc biệt giòn, nhiều nước với vị ngọt rất ấn tượng.

Một lưu ý cho người tiêu dùng là, tất cả các loại táo đều giòn, tuy nhiên khi cuối vụ, độ ngọt của táo tăng lên thì độ giòn sẽ giảm dần đi.

Trái cây tươi từ Mỹ, Úc, New Zealand khá phong phú theo đúng mùa vụ của từng loại, tuy nhiên, có thể nói nho vẫn là một trong những loại phổ biến và được ưa chuộng nhất.

Do đặc trưng địa lý với 2 mùa nghịch nhau giữa Mỹ và Úc nên nho tươi được nhập về Việt Nam hầu như quanh năm. Nho Mỹ có mùa vụ từ tháng 8 đến cuối năm. Còn nho Úc có mùa từ tháng 2 đến tháng 8.

 

Mùa này, bà nội trợ nên mua trái cây nào ít độc?
Táo Fuji Trung Quốc màu nhạt, cầm thấy nhẹ tay

 

Chất lượng ổn định, sản phẩm sạch không có dư lượng hóa học, yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ và chứng nhận của các cơ quan chức năng là những điểm nổi bật khiến người tiêu dùng tin tưởng nho tươi nhập khẩu từ 2 quốc gia này.

Mùa này, bà nội trợ nên mua trái cây nào ít độc?

Quả Kiwi có nguồn gốc từ Trung Quốc, tên đầu tiên của nó là 'quả lý gai Trung quốc'.  Năm 1904, hạt giống được đưa vào New Zealand và được trồng trọt theo phương thức công nghiệp được đặt lại tên theo tên con chim Kiwi của nước này.  

Kiwi có 3 loại là kiwi vàng, kiwi xanh và kiwi berry. Tuy nhiên thì Kiwi vàng và xanh phổ biến hơn cả. Sự khác nhau lớn nhất giữa 2 loại Kiwi là mùi vị. Trong khi quả Kiwi xanh có hương vị đậm hơn, và hơi chua hơn, thì quả Kiwi vàng lại có vị ngọt dịu mang tính nhiệt đới. 

Ở mầu sắc của quả, Kiwi xanh có ruột bên trong màu xanh lục bảo, sáng, điểm những hạt đen nhỏ xíu, Kiwi vàng có mầu vàng, vỏ mượt, có hình dáng giống hình giọt nước mắt, có đài như hình vương miện ở đầu. Điểm khác nhau cuối cùng là sau khi thu hoạch quả Kiwi vàng có thể ăn được ngay còn quả Kiwi xanh thì nên đợi một vài ngày mới chín.

Phân biệt Kiwi giữa hàng nhập khẩu và hàng Trung Quốc không dễ, chỉ có thể dựa vào giấy tờ chứng minh  nguồn gốc xuất xứ của quả hoặc thời gian bán.

Kiwi từ New Zealand có vụ mùa từ tháng 5 đến 12. Trong khi đó, Trung Quốc cũng trồng được Kiwi có mùa thu hoạch từ cuối tháng 3 đến tháng 5.

Quả Cherry hiện trồng nhiều ở Úc và Mỹ. Cherry chín được thu hoạch vào mùa hè ở Mỹ từ tháng 5 tới tháng 9, thì tại Australia mùa thu hoạch cherry sẽ bắt đầu từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 2 . 

Tuy nhiên, theo ông Vỹ cũng có khả năng, Trung Quốc nhập cherry của Mỹ về bằng đường biển. Như vậy, giá thành đã rẻ hơn so với đi bằng đường hàng không nhưng quả sẽ không tươi mà phải dùng chất bảo quản. Sau đó, cherry này lại được bán sang Việt Nam.

Với những phân biệt trên vẫn chỉ là tương đối, để an toàn hơn, người tiêu dùng khi mua sản phẩm nên yêu cầu cho xem giấy chứng nhận xuất xứ quả, giấy kiểm dịch thực vật, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của nơi bán hàng.

Nguyễn Tâm
Vtc.vn

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập203
  • Hôm nay18,985
  • Tháng hiện tại401,008
  • Tổng lượt truy cập90,464,401
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây