Học tập đạo đức HCM

Nhận biết rau củ an toàn

Thứ năm - 20/09/2012 23:12
Do nhiều yếu tố nên hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng rau quả khi đến tay người tiêu dùng vẫn còn dư lượng chất hóa học.
Những năm gần đây, dù cơ quan chức năng và các phương tiện thông tin đại chúng đã cảnh báo rất nhiều về vấn đề thực phẩm không an toàn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, nhưng dường như những ca cấp cứu về ngộ độc thực phẩm vẫn không hề thuyên giảm. Trong số đó có nhiều ca ngộ độc do rau củ quả nhiễm chất hóa học...
 
 

Do nhiều yếu tố nên hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng rau quả khi đến tay người tiêu dùng vẫn còn dư lượng chất hóa học (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…), lượng vi sinh vật và ký sinh trùng (có trong phân bắc - phân tươi) vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Những yếu tố này gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính: Trong vòng 24 - 48 giờ sau khi ăn sẽ gây đau bụng, tiêu chảy phân nhiều nước trên 3 lần mỗi ngày, có khi kèm nôn, nóng sốt, co giật…
 
Các triệu chứng kéo dài 1 - 2 ngày, thậm chí 5 - 7 ngày tùy vào loại và mức độ ngộ độc. Lượng đạm nitrat (NO3) và dư lượng các kim loại nặng như chì, thủy ngân, arsenic, kẽm, đồng… không gây tác hại tức thời, mà tích lũy nhiễm độc theo thời gian trong cơ thể. Khi phát hiện được thì bệnh đã tiến triển rất nặng và khó chữa trị.

Nơi trồng trọt cũng có nhiều ảnh hưởng đến vấn đề rau quả an toàn như: đất, nguồn nước bị ô nhiễm, quá trình vận chuyển từ nơi này sang nơi khác kéo dài, thực phẩm bị dập nát sẽ gây nhiễm vi sinh vật…

Trong trồng trọt, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là điều tất nhiên. Khi sản xuất rau an toàn, nên sử dụng thuốc có trong danh mục các thuốc cho phép theo quy định, và lưu ý vấn đề định lượng và thời gian là rất quan trọng.

Ví dụ: Để đảm bảo an toàn, đối với rau lá các loại, phải ngừng bón phân đạm 7 - 10 ngày trước thu hoạch. Các loại củ, quả, trái cây thì ngừng bón phân đạm 10 - 15 ngày trước thu hoạch.

Không thể nhận biết bằng mắt

Chỉ bằng mắt thường sẽ rất khó để nhận biết được rau nào là an toàn, rau nào là không an toàn. Kinh nghiệm của những người nội trợ thì cho rằng, rau nào có sâu là rau an toàn, hoặc rau có màu xanh đậm là rau nhiễm độc nitrat… Những quan niệm trên không phải lúc nào cũng đúng. Các dư lượng thuốc chứa trong rau như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kim loại nặng đều không thể thấy rõ bằng mắt mà phải kiểm tra bằng các thiết bị phân tích kỹ thuật cao.

 

Lời khuyên cho người tiêu dùng

 

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và gia đình, người tiêu dùng nên lựa chọn rau quả ở những nơi cung cấp uy tín, hàng hóa đã được lựa chọn như trong siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn có nguồn rau sạch. Rau quả ở chợ thì phải được lựa chọn cẩn thận hơn. Nên chọn rau quả tươi mới, không bị dập nát, nguồn gốc xuất xứ an toàn. Hiện nay, chất lượng của rau củ quả nhập khẩu từ Trung Quốc không đảm bảo an toàn, nhiều người đặt niềm tin vào rau quả trong nước hơn. Chính vì vậy, đây là điều kiện để người sản xuất, nuôi trồng trong nước cần nâng cao chất lượng các sản phẩm nông sản để nâng cao thị phần trên chính “sân nhà”.

Mua rau quả về nên ngâm rửa sạch: đầu tiên là nhặt lá vàng úa, cắt rễ, rửa sơ đất cát, bùn, sau đó ngâm rau quả trong nước sạch (hoặc nước muối loãng, nước pha ít thuốc tím, nước rửa rau quả…) khoảng 20 phút, tiếp tục rửa lại 2 - 3 lần đến khi nước trong. Rửa rau lá dưới vòi nước chảy là tốt nhất. Khi luộc, nấu nên giở nắp vung ra để thuốc trừ sâu nếu còn tồn đọng sẽ bay bớt ra ngoài. Rau ăn lúc mới nấu là tốt nhất, vì vitamin vẫn chưa bị phân hủy hoàn toàn.

Theo tài liệu của Viện Dinh dưỡng

Nguồn : giadinh.net.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập107
  • Hôm nay20,254
  • Tháng hiện tại1,305,239
  • Tổng lượt truy cập98,533,420
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây