Học tập đạo đức HCM

Những con đường mang tên “nhân dân”

Thứ ba - 02/04/2013 03:44
Nhiều người dân ở Bình Phước đã tự nguyện đóng góp kinh phí để làm đường, nhằm chung tay đổi mới bộ mặt xóm làng và phục vụ chính nhu cầu đi lại của mình.

 

Những con đường mang tên “nhân dân”
Người dân không chỉ góp tiền mà còn góp công làm đường- ảnh Nhật Văn

Những con đường mang tên “nhân dân”
Ngày càng xuất hiện nhiều con đường “nhân dân” như thế này ở Bình Phước- ảnh Nhật Văn

Không cần Nhà nước lên tiếng

Cách đây khoảng 3 tháng, con đường dài 2 cây số vào tổ 6 (ấp Đồng Bia, xã Tân Lợi, H.Đồng Phú) được mệnh danh “nắng bụi, mưa lầy”. Con đường được làm từ năm 2008 và chưa một lần được sửa chữa, nhiều đoạn xuống cấp trầm trọng. Anh Võ Minh Thành (người dân sống trong tổ 6) cho biết: “Vào mùa mưa, máy cày của các hộ dân vào rẫy nhiều khiến đường lún sụp, 2 bên đường toàn rãnh sâu như mương. Có hôm tôi chở con đi học, 2 cha con vật lộn với đường trơn trượt, té lấm lem quần áo, đành chở con quay về”.

Thấy cảnh con em đi học vất vả, việc vận chuyển nông sản gặp nhiều khó khăn, các hộ trong tổ 6 đã tổ chức tìm cách cải tạo lại đường. Anh Nguyễn Hữu Trang được giao “tiên phong” đi huy động hộ dân có vườn rẫy ngang qua tuyến đường này đóng góp tiền làm đường. Anh Trang nói: “Trong tổ có gần 100 hộ dân có đất, nhưng chỉ có 10 hộ dân sinh sống cố định. Vì vậy việc huy động rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Nhưng cuối cùng, chúng tôi đã đồng lòng và thành công”. Các hộ dân đã nhất trí đóng tiền làm đường theo diện tích đất. Theo quy ước, tùy vị trí của mảnh đất mà đóng từ 400.000 đến 1 triệu đồng/ha (đất tọa lạc ở vị trí càng xa đầu đường thì phải đóng tiền càng nhiều). Người dân cũng đã bầu ra một tổ lo công việc vận động người dân góp tiền, thu - chi tiền, hiến đất để làm đường. Có hàng chục hộ hiến hàng ngàn m2 đất, hàng trăm cây điều, cao su, ca cao đang cho thu hoạch để làm đường.

Khi đường thi công, người dân lại tổ chức những ngày lao động “công ích”. Anh Trang cho biết thêm: “Vào ngày nắng, chúng tôi  huy động mọi người đem máy bơm nước từ suối lên tưới đường, rồi mới lu lèn cho chất lượng đường đảm bảo. Do máy bơm nhỏ nên phải thay phiên nhau tưới thâu đêm suốt sáng”. Sau gần 1 tháng thi công, con đường đất đỏ với chiều rộng 4m đầy hố sâu, mương rãnh trước kia, thì nay trở thành con đường cấp phối sỏi đỏ rộng 8m, lu lèn láng phẳng, 2 bên đường được xẻ mương thoát nước. Con đường có kinh phí xây dựng 100 triệu đồng, nhưng là minh chứng thể hiện tình đoàn kết, đồng lòng sức dân.

Nói làm đường, dân đồng tình ngay

Theo Chủ tịch UBND xã Tiến Hưng (TX.Đồng Xoài) Nguyễn Công Quế, xác định làm đường giao thông nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Chính vì thế, Đảng bộ và chính quyền xã đã phát động, triển khai phong trào này. Ngay sau khi triển khai, hầu như 100% nhân dân đồng tình, ủng hộ.  Cũng theo ông Quế, năm 2012, xã đã nâng cấp và làm mới 6 tuyến đường dài gần 2km, với tổng kinh phí hơn 3 tỉ đồng (những tuyến đường bê tông, trải nhựa thực hiện theo hình thức nhân dân góp 30%, nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí). Trong năm 2013, xã tiếp tục làm mới 8 tuyến đường giao thông nông thôn và hiện có 5/8 tuyến đường nhân dân đang triển khai đóng góp kinh phí.

Còn tại con đường dài 1,2km vào thôn 1 (xã Long Hưng, H.Bù Gia Mập) với kinh phí xây dựng 1,7 tỉ đồng đã được nhân dân đồng tình đóng góp 60% (nhà nước hỗ trợ 40%). Anh Đỗ Văn Trường (ngụ thôn 1) chia sẻ: “Khi Ban quản lý thôn phát động làm đường, 204 hộ dân thường xuyên qua lại con đường này ủng hộ ngay (với mức từ 1-10 triệu đồng) để làm đường trải thảm nhựa, rộng 3,5m. Sau 3 tháng phát động, đến nay con đường đã được nhân dân đóng góp xong và tiến hành thi công được 30% khối lượng công việc”…

Nhật Văn

Theo  thanhnien.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập476
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại844,043
  • Tổng lượt truy cập92,017,772
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây