Học tập đạo đức HCM

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP TƯỚI NƯỚC TIẾT KIỆM ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÀ KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC TIẾT KIỆM TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔ HẠN Ở BÌNH ĐỊNH

Thứ hai - 22/04/2013 22:33
Vụ thu năm 2013, tình hình nước tưới là vấn đề quan trọng nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Bình Định

Việc sử dụng nước tưới tiết kiệm nhưng không ảnh hưởng năng suất lúa đang là vấn đề cần quan tâm. Theo nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ và Đại học An Giang công thức tưới khô ngậm luân phiên so với tưới ngậm liên tục trên đất phù sa trồng lúa không có sự khác biệt về năng suất lúa. Tuy nhiên phương pháp tưới khô ngập luân phiên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong sản xuất lúa vì nó tiết kiệm được 33,3% lượng nước tưới so với phương pháp tưới ngập liên tục. Đây là cơ sở để xây dựng quy trình tưới nước tiết kiệm cho cây lúa trong điều kiện SX thiếu nước hiện nay tại Bình Định.

1. Giảm thiểu lượng nước làm đất.

Giảm từ khâu làm đất đến khi gieo trồng: nước đi đến đâu tập trung máy cày xới xáo làm đất và gieo sạ đến đó.

Giảm khâu cày vỡ đất, không nên để mặt ruộng quá khô (rút ngắn khoảng cách giữa vụ đông xuân và vụ thu).

Có hệ thống kênh mương nội đồng tốt và thông thoáng.

2. Tưới nước theo nhu cầu của cây lúa:

2.1 Giai đoạn từ  1 - 3 ngày sau sạ

Giữ ruộng đủ ẩm mạ chóng ngồi và mọc nhanh. Rễ lúa được cung cấp ôxy thuận lợi nên phát triển tốt và quá trình phân giải của nội nhũ cũng thuận lợi

2.2 Giai đoạn từ  3 - 10 ngày sau sạ

Giai đoạn này tưới ngập liên tục với mực nước nông khoảng 2 – 3 cm. Phát huy hiệu quả của thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm và bắt đầu chăm sóc bón phân lần 1 (10 NSS) giúp lúa đẻ nhánh sớm và tập trung.

2.3 Giai đoạn từ 10 NSS đến  trước trỗ.

Giai đoạn này tưới khô ngập luân phiên nhau, ngoại trừ giai đoạn bón phân lần 2 (20 – 22 NSS) và bón phân lần 3 (40 – 45 NSS). Khi mực nước trên ruộng giảm xuống 10 – 15 cm cách mặt đất thì tưới nước trở lại ở mức 5 cm.

2.4 Giai đoạn lúa bắt đầu trỗ  đến chín.

Giai đoạn này tưới nước ngập liên tục (giai đoạn lúa trỗ khoảng 10 ngày) ở mức nước khoảng 5 cm.

Sau 10 ngày từ khi lúa bắt đầu trỗ tưới nước khô ngập luân phiên và dừng tưới nước trước khi thu hoạch 10 – 14 ngày./

TTKNKN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập266
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại203,708
  • Tổng lượt truy cập92,581,372
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây