Học tập đạo đức HCM

Các nhà nghiên cứu xác định các hợp chất có lợi trong lúa nguyên hạt

Chủ nhật - 21/04/2013 22:12
Các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và cộng sự đã cung cấp kiến thức về các thành phần hóa học và sinh khả dụng tiềm năng của các hợp chất dinh dưỡng trong một nhóm đại diện của năm giống lúa có màu sắc khác nhau.
Những phát hiện này có thể giúp các nhà lai tạo giống chọn ra những đặc tính từ 18.000 mẫu gạo tại Bộ sưu tập quốc gia Ngũ cốc hạt nhỏ ở Aberdeen, Idaho.

Mặc dù gạo thường nhắc đến là gạo trắng hoặc nâu, nhưng gạo được phân loại thành bảy lớp màu, dựa trên màu của hạt cám, và các giống gạo có màu tối hơn được cho là do có hàm lượng một số hợp chất phytochemical (các chất có lợi cho sức khỏe) cao hơn các giống có màu sắc sáng hơn. Tác giả chính của nghiên cứu là nhà hóa học Ming-Hsuan Chen tại Trung tâm quốc gia Nghiên cứu lúa gạo Dale Bumpers trực thuộc Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) ở Stuttgart, Ark.

Cám gạo, lớp ngoài của gạo nguyên hạt là một nguồn giàu các hợp chất Phytochemical được biết đến có chứa các chất như: gamma-oryzanol, và hai dạng vitamin E là tocopherols và tocotrienols. Các hợp chất dinh dưỡng này có liên quan đến việc chống ôxy hoá ở các loại thực phẩm và có một phổ rộng các hoạt tính sinh học có thể có lợi cho sức khỏe con người.

Nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích để xác định các dữ liệu của tocopherol, tocotrienol và gamma-oryzanol trong lớp cám màu trắng, nâu nhạt, nâu, đỏ, tím. Họ phát hiện thấy một sự khác biệt lớn về hàm lượng của hai dạng vitamin E và gamma-oryzanol.

Nhóm nghiên cứu cũng đã phân tích các hợp chất phytochemical khác, cụ thể là phenol và flavonoid, trong lớp cám của cả năm loại gạo đó. Nghiên cứu này đã cho thấy, cám gạo màu đỏ và màu tím có chứa hàm lượng phenol và flavonoid cao hơn so với cám gạo có màu nhạt hơn. Các nhà nghiên cứu cũng đã xác định được một loại cám gạo màu tím có hàm lượng hợp chất phenolic, vitamin E và oryzanol cao.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu Nông nghiệp, số ra tháng 4/2013.
 
 
Nguồn: Researchers Determine Beneficial Compounds in Whole-grain Rice Varieties

http://www.ars.usda.gov
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập715
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm714
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại797,181
  • Tổng lượt truy cập93,174,845
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây