Học tập đạo đức HCM

Sử dụng hiệu quả men vi sinh trong nuôi tôm

Chủ nhật - 14/04/2013 23:07
Sử dụng chế phẩm từ vi sinh vật hữu ích là hướng đi có ý nghĩa thực tiễn đối với người nuôi tôm, để bảo vệ môi trường và đảm bảo hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, việc nhận diện đúng và phương pháp sử dụng khoa học để phát huy tác dụng từng chủng loài vi sinh, mang lại hiệu quả thiết thực là vấn đề cần lưu ý.

Nhận diện

Chế phẩm vi sinh vật hữu ích có hai loại: loại dùng để xử lý môi trường và loại trộn vào thức ăn cho tôm cá. Đối với xử lý môi trường, vi sinh vật hữu ích thường được sử dụng bao gồm một số loài: Lactobacillus plantarum, L.acidophillus, L.casei, L.rhamnosus, L.bulgaricus, Bacillus subtilis, B.licheniformis, B. megaterium, B.polymyxa, Actinomycetes, Nitrobacteria, Nitrosomonas… Hầu hết những loài Bacillus không độc hại đối với động vật, khả năng sinh ra kháng sinh và enzyme. Enzyme do vi khuẩn Bacillus tiết ra phân hủy rất có hiệu quả các chất như carbonhydrate, chất béo và đạm thành những đơn vị nhỏ hơn. Giống Bacillus có thể sinh trưởng tốt với nguồn carbon và nitơ thấp. Giống Bacillus cũng có khả năng phân hủy chất hữu cơ tích lũy trong nền đáy ao nuôi tôm. Các nhóm vi khuẩn tham gia chuyển hóa các chất hữu cơ thành CO2 và nước bao gồm Bacillus, Pseudomonas; nhóm vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter chuyển các chất độc hại như NH3, NO2-  thành các chất không độc, như NO3-.

Chúng còn được sử dụng trộn vào thức ăn (được tổng hợp có thể khác với dạng bổ sung vào môi trường nước), khi vào cơ thể tôm để hạn chế vi khuẩn có hại trong đường ruột, giúp chuyển hoá thức ăn và khống chế vi khuẩn gây bệnh.

 

Sử dụng men vi sinh đúng cách cho hiệu quả cao trong nuôi tôm - Ảnh: Phan Thanh Cường

Nâng cao hiệu quả sử dụng

Mỗi sản phẩm đều có hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, người sử dụng nên hiểu rõ bản chất, quan tâm một số vấn đề để tăng hiệu quả sử dụng. Tùy theo thành phần chế phẩm vi sinh mà hoạt động sống, sinh sản có ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn, ánh sáng, hóa chất, kháng sinh…). Nồng độ muối thích hợp tùy thuộc giống vi khuẩn, giống Bacillus có thể 0 - 40‰; do đó, vi khuẩn này có khả năng phân bố rộng và chiếm ưu thế. Nhiệt độ trong ao nuôi cũng ảnh hưởng đến hoạt động của vi khuẩn và tốc độ phân hủy hữu cơ. Nhiệt độ càng cao (trong khoảng thích hợp) thì tốc độ phân hủy càng nhanh, nhiệt độ 25 - 30oC là thích hợp cho sự phát triển của hầu hết các nhóm vi sinh vật, nếu nhiệt độ ở 18oC vào mùa đông thì tỷ lệ sinh trưởng bị giảm 50%.

Nitrosomonas và Nitrobacter là vi khuẩn mẫn cảm ánh sáng. Khoảng pH thích hợp cho Nitrosomonas là 7,8 - 8, Nitrobacter là 7,3 - 7,5. Nitrobacter sẽ tăng trưởng chậm hơn ở các mức pH cao đặc trưng ao nuôi giai đoạn cuối. Nitrosomonas sống ở nơi có hàm lượng NH3 tương đối cao (như trong bùn đáy ao). Trong nước, có thể tồn tại trong khoảng thời gian ngắn ở các điều kiện bất lợi, nhờ dùng các vật chất dự trữ bên trong tế bào và khi các vật chất này cạn kiệt chúng sẽ chết.

 Đa số các nhóm vi sinh vật này đều ảnh hưởng dễ thấy là có sự thay đổi yếu tố pH, ôxy hòa tan (theo xu hướng giảm) trong môi trường nước khi chúng bắt đầu có tác dụng. Các chất ôxy hóa mạnh như BKC, thuốc tím, Chlorine, Iodine… và kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn làm giảm hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật hữu ích. Do đó, không dùng các loại hóa chất này sau khi đã sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu ích.

Theo Chi cục NTTS Bình Định
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập790
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm776
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại781,533
  • Tổng lượt truy cập93,159,197
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây