Học tập đạo đức HCM

Áp dụng công nghệ viễn thám địa lý vào nông nghiệp

Thứ năm - 03/03/2016 19:42
Nông dân chỉ cần dùng máy tính hoặc điện thoại di động là có thể quản lý đồng ruộng, ao cá của mình thông qua việc ứng dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu dưới hình thức bản đồ của công nghệ viễn thám. Từ đó, hướng đến nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) một cách toàn diện.

Thông qua cơ sở dữ liệu này, nông dân được cung cấp thông tin về khí hậu, thời tiết, dịch hại, lũ lụt, xâm nhập mặn... Chưa hết, bà con còn được tư vấn về cách quản lý cây trồng, phòng trừ sâu bệnh, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hợp lý… Theo nghiên cứu, tại vùng trồng lúa ở một số địa phương, thời vụ và tình hình mùa màng sẽ được đưa vào bản đồ từ hình ảnh vệ tinh. Tiếp đó, thông tin thu thập được sử dụng làm đầu vào để xây dựng các mô hình phát triển của lúa nhằm xác định sản lượng thực tế với độ chính xác trên 90%.

Vừa qua, dự án “Viễn thám dữ liệu địa lý cho nông nghiệp và nước ở ĐBSCL”, chương trình hợp tác giữa Chính phủ Hà Lan và Việt Nam thông qua Cơ quan Vũ trụ Hà Lan (NSO) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chính thức được ký kết triển khai. Dự án nhằm thu thập ảnh viễn thám, xây dựng bản đồ, kỹ thuật sản xuất và khoa học- kỹ thuật để xây dựng một cơ sở dữ liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời Huỳnh Văn Thòn cho biết, công nghệ mới sẽ giúp tạo ra một chương trình canh tác tốt và hiệu quả hơn cho bà con nông dân. Với lực lượng kỹ sư hơn 1.300 người, phân bố ở khắp nơi, Tập đoàn Lộc Trời có thể hỗ trợ nông dân sử dụng và khai thác công nghệ hiện đại này một cách tối ưu.

Tuy ở An Giang, việc ứng dụng ảnh viễn thám vào sản xuất còn nhiều hạn chế, nhưng đã có bước chuẩn bị về nguồn nhân lực am hiểu đầy đủ về việc xử lý và khai thác thế mạnh của ảnh viễn thám để phục vụ sản xuất nông nghiệp ở từng chuyên ngành. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang phối hợp Viện Địa lý tài nguyên TP. Hồ Chí Minh mở chuyên đề “Ứng dụng ảnh viễn thám và GIS trong nông nghiệp” huấn luyện cho các cán bộ. Thông qua đó, đã giới thiệu được về sự phát triển công nghệ viễn thám và GIS trên thế giới và Việt Nam, định hướng phát triển về công nghệ viễn thám ở Việt Nam, tính năng của các ảnh viễn thám khác nhau...; cài đặt phần mềm liên quan, download ảnh trực tuyến, phương pháp xử lý ảnh Sentinel-1 và xây dựng bản đồ…  “Đây là tiền đề xây dựng nguồn nhân lực tiếp cận công nghệ mới, làm cơ sở xây dựng nhóm ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS vào thực tiễn nông nghiệp An Giang. Từng bước vận dụng hoàn thiện ứng dụng CNC theo chỉ đạo Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy”- ThS. Nguyễn Phước Thành, Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang cho biết.

Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, nằm trong danh mục “Đề tài, dự án khoa học- công nghệ thực hiện các quy hoạch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2015-2016” có đề tài “Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý quy hoạch phát triển thủy sản”. Với những tính năng ưu việt và những đặc điểm của hệ thống được xây dựng sau đề tài như quản lý trực quan trên nền bản đồ số, nền ảnh vệ tinh; giúp định vị chính xác vị trí các đối tượng quản lý. Có thể nói, để phục vụ công tác quản lý, điều hành sản xuất cá tra, một số cán bộ phụ trách huyện theo mạng lưới của Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang hàng ngày cũng đã tiếp cận hướng quản lý cụ thể các vùng nuôi ao nuôi trên nền bản đồ số, nền ảnh vệ tinh với những công cụ miễn phí trực tuyến như Google Earth, Google Map. Điều đó mở ra khả năng tiếp cận của các cán bộ ngành với các công cụ quản lý trực tuyến trên nền bản đồ số, nền ảnh vệ tinh….

Tập đoàn Lộc Trời là đối tác chính tại Việt Nam để thực hiện và khai thác dự án này cùng một số đơn vị như: Nelen en Schuurmans, Sarvision, VinaNed, Trường đại học Cần Thơ. Tổng giá trị của dự án gần 1,87 triệu EUR, trong đó vốn đối ứng của Tập đoàn Lộc Trời 390.000 EUR, phần còn lại do Chính phủ Hà Lan tài trợ. Theo đó, có 33 nước nộp hồ sơ và Việt Nam là một trong 10 quốc gia được Chính phủ Hà Lan chọn hỗ trợ.

Nguồn: báo An Giang

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập544
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm538
  • Hôm nay22,101
  • Tháng hiện tại102,881
  • Tổng lượt truy cập88,781,215
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây