Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi thời công nghệ

Thứ sáu - 04/03/2016 22:28
(Người Chăn Nuôi) - Nhiều trang trại chăn nuôi đang áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới trong sản xuất để đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào, an toàn và bền vững.

Công nghệ hỗ trợ quản lý chăn nuôi

Tại các trang trại chăn nuôi hiện đại, nông dân đang kiểm soát tốt hơn quá trình sản xuất nhờ sử dụng nhiều công nghệ tự động nhằm quản lý, kết nối, thu thập thông tin về thời tiết, thú y, thức ăn chăn nuôi, nhiều loại máy móc theo dõi và phát hiện sớm chu kỳ sinh sản cũng như rối loạn sức khỏe vật nuôi… Bằng cách theo dõi đầu vào như thức ăn, nước và năng lượng tiêu thụ, những máy móc công nghệ cao cho phép chủ trang trại giám sát nguồn tài nguyên cũng như sức khỏe, hiệu suất của đàn gia súc chỉ trong một cú click trên máy tính bảng.

- Ứng dụng trên điện thoại thông minh và máy tính bảng: Will Wilson – chủ một trang trại nuôi ở Australia đã phát triển ứng dụng mang tên iHerd. iHerd được thiết kế để đơn giản hóa quá trình quản lý đàn gia súc cho các chủ trang trại. Ứng dụng này có thể giúp người sử dụng quản lý và đánh giá tổng đàn, tỷ lệ chăn thả trên diện tích nhất định, phân loại nhóm gia súc và giống, kiểm đếm cũng như theo dõi quản lý thuốc thú y cùng những loại hóa chất khác theo thời gian mua, định lượng sử dụng cũng như ngày hết hạn…

sử dụng công nghệ trong chăn nuôi - chăn nuôi

- Trang trại kỹ thuật số: Ở Australia, các nhà nghiên cứu nông nghiệp đã phát triển một dự án nhằm giám sát tự động gia súc bằng cách gắn các thẻ chip điện tử. Khi gia súc vào khu uống nước, chúng sẽ đi qua một cánh cổng thông minh có sử dụng các thuật toán để ghi lại cân nặng cũng như mã số nhận dạng của từng con. Những thẻ chip cũng truyền tín hiệu về máy chủ giúp người nuôi giám sát và theo dõi vị trí cũng như sự di chuyển của gia súc trong trang trại.

 

Công nghệ giúp cải thiện phúc lợi động vật

Gần đây, người tiêu dùng châu Âu ngày càng quan tâm đến sức khỏe và phúc lợi gia súc trang trại. Liên minh châu Âu (EU) cũng ban hành những bộ luật nhằm bảo vệ các loài gia súc gia cầm trong chăn nuôi cũng như các chiến dịch nhằm hỗ trợ nông dân trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn phúc lợi theo yêu cầu của pháp luật EU và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng bằng cách cung cấp sự minh bạch thông tin tốt hơn. Phúc lợi động vật tốt nghĩa là đảm bảo vật nuôi khỏe mạnh, thoải mái, được nuôi tốt, an toàn, có khả năng thực hiện những hành vi bản năng và không phải chịu đựng những đau khổ, sợ hãi trong quá trình nuôi hay giết mổ. Để đạt được những điều này, người chăn nuôi phải có các biện pháp để ngăn ngừa bệnh tật, bảo đảm điều trị thú y phù hợp, cung cấp đầy đủ chuồng trại, đảm bảo dinh dưỡng tốt cho gia súc gia cầm và giết mổ nhân đạo.

Ở châu Âu, dự án PLF (Precision Livestock Farming) đang phát triển những công cụ với mục đích theo dõi và giám sát sức khỏe, môi trường sống, phúc lợi động vật. Sử dụng những thông tin điện tử, PLF hướng đến việc tối đa hóa quá trình sản xuất và quản lý. Ứng dụng này cho phép tận dụng tối đa thông tin và kiến thức trong việc giám sát và kiểm soát quá trình sinh học. Bằng cách sử dụng những cảm biến âm thanh, hình ảnh, việc giám sát thủ công của chủ trang trại đối với từng cá thể vật nuôi có thể được thay thế bởi công nghệ. Công nghệ của PLF sẽ theo dõi vật nuôi trong trang trại đồng thời cảnh báo sớm cho người nuôi để có những biện pháp thích hợp. Cách làm này không chỉ cải thiện tình trạng sức khỏe và phúc lợi gia súc gia cầm mà còn giúp tiết kiệm chi phí nhân công cũng như những chi phí khắc phục thiệt hại do phát hiện muộn dịch bệnh trong đàn. 

máy đo cân nặng vật nuôi tự động - chăn nuôi

Máy đo cân nặng tự động - Nguồn: Jim Brendon

Dự án đã thực hiện theo dõi trên đàn lợn ở 10 trang trại thuộc vùng Lombardy (Ý) và 5 trại gà. Các máy cảm biến có thể phát hiện bệnh lý vật nuôi trong đàn gia súc lớn bằng cách phân tích âm thanh tiếng ho của lợn. Công nghệ này đã phát hiện và cảnh báo đến người nuôi nhằm kiểm soát sớm bệnh ho của lợn, cách ly sớm với đàn và có biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan cũng như chữa trị bệnh kịp thời, tránh gây tổn thất cho trang trại.

                   

Cảm biến âm thanh trong chuồng lợn

Chủ trang trại cũng có thể theo dõi đàn gia cầm của mình bằng cách gắn các camera với tốc độ xử lý 25 hình ảnh trên mỗi giây. Những máy camera được đặt ở trên trần của trại gà có thể xử lý cảm biến nhiệt và phân tích mật độ tập trung của đàn gà và phát hiện sự phân bố có thay đổi từ 15 đến 50%. Khu vực có mật độ gà thấp có thể là dấu hiệu của những bất thường trong nhiệt độ, lưu thông không khí…, nhờ quan sát hình ảnh từ camera mà người nuôi có thể kiểm tra và khắc phục bất thường sớm.

Cảm biến âm thanh trong chuồng lợn - chăn nuôi

Cảm biến âm thanh trong chuồng lợn - Nguồn: Daniel Berckmans

 

Xác định mật độ phân bố của gà trong trang trại

Hàng trăm năm nay, người nông dân đã tiến hành lai tạo nhiều giống vật nuôi và cây trồng với nhau để tạo ra những giống mới có sản lượng cao và chất lượng tốt: tăng sản lượng trứng ở gà, sản lượng sữa ở bò hay sản lượng thịt ở lợn… cũng như khả năng kháng bệnh tốt trong đàn gia súc gia cầm.

Trong những năm gần đây, tiến bộ trong phân tích di truyền đã cho phép loại bỏ những gen xấu gây bệnh cho gia súc. Các trang trại lớn cũng sử dụng những máy móc nhằm phát hiện thời gian động dục của gia súc, từ đó tìm ra thời điểm lý tưởng phối giống đạt hiệu quả cao. 
 

>> Việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào chăn nuôi đòi hỏi sự phối hợp cũng như trợ giúp từ chính phủ, các cơ quan nghiên cứu cho người nông dân. Bản thân những người nông dân cũng cần tự trang bị những kiến thức về công nghệ nhằm tận dụng tối đa những tiến bộ công nghệ này để phát triển quy mô và chất lượng của đàn gia súc.


 

Thanh Mai (Tổng hợp)
theo nguoichannuoi.vn

 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập451
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm450
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại861,197
  • Tổng lượt truy cập92,034,926
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây