Học tập đạo đức HCM

An Giang: Tưới nhỏ giọt – công nghệ thích ứng với hạn hán

Chủ nhật - 13/03/2016 23:28
Với ưu thế là tiết kiệm nước, tiết kiệm nguồn nhân lực, rút ngắn thời gian tưới, hoa màu không đổ ngã… công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt của Israel đang được nông dân đẩy mạnh áp dụng, góp phần chống hạn hiệu quả cho cây trồng.

Tiết kiệm

Anh Nguyễn Đức Phương (ấp Thạnh Nhơn, xã Bình Thạnh, Châu Thành) sản xuất 8.000m2 rẫy, chủ yếu trồng cải bắp, cải dún, ớt, ngò rí... Đây là những loại cây trồng cần tưới nước thường xuyên nhưng khi tưới, giọt nước tưới phải có hạt rất mịn và nhỏ để không làm cho cây đổ ngã. Trước đây, khi tới kỳ tưới nước cho rẫy, anh Phương dùng máy đuôi tôm gắn bơm 2 vòi để tưới. Bình quân mỗi ngày, anh tốn hết 5 lít xăng và 2 lao động. Mỗi lao động thuê tưới rẫy, anh phải trả tiền công 100.000 đồng/ngày, cộng với tiền xăng hơn 300.000 đồng/ngày. Chi phí cao dẫn đến giá thành sản xuất tăng nhưng khi thu hoạch, gặp phải tình trạng “thừa hàng, dội chợ” thì xem như lỗ nặng. “Hạ giá thành sản xuất đối với các mặt hàng đồ rẫy là vấn đề sống còn của nông dân chúng tôi. Kể từ khi có công nghệ tưới phun hay tưới nhỏ giọt, giá thành sản xuất ra sản phẩm của nông dân vùng này giảm xuống hơn phân nửa nên sức cạnh tranh của sản phẩm rất tốt. Nếu gặp phải tình trạng “thừa hàng, dội chợ’, nông dân lỗ cũng không nhiều. Phương pháp này giúp nông dân tiết kiệm rất nhiều thứ” – anh Phương khẳng định.

Vẫn trên diện tích 8.000m2 rẫy của mình, nếu trước đây anh Phương phải tốn hơn 300.000 đồng mỗi ngày thì nay chi phí đó giảm xuống còn 84.000 đồng. Thấy cách làm của anh mang lại hiệu quả cao, nông dân vùng này đã áp dụng theo, vì vậy sản xuất ngày càng hiệu quả. “Bà con nông dân vùng này đã áp dụng triệt để công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt cho cây cam xoàn và cây xoài 3 màu, mang lại hiệu quả rất cao. Thứ nhất là tiết kiệm được một lượng nước rất lớn. Thứ hai, thời gian tưới được rút ngắn (chỉ có 15 phút) nhưng nước thấm sâu vào rễ cây, làm cho cây tươi tốt. Áp dụng công nghệ này, giá thành sản xuất còn dưới 1/3 so với trước, từ đó sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Đây là công nghệ mà Hội Nông dân khuyến khích bà con áp dụng” – ông Bùi Thanh Cần, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã An Thạnh Trung (Chợ Mới) nhấn mạnh.

Dễ thực hiện

Hiện nay, giá thành lắp đặt hệ thống tưới phun cho 1.000m2 rẫy chỉ 1,5 triệu đồng nhưng thời gian sử dụng được 8 năm. Nông dân các địa phương trong tỉnh đang đẩy mạnh áp dụng công nghệ này cho cây trồng, nhất là trong thời điểm hạn hán như hiện nay. “Mỗi công rẫy, chúng tôi sử dụng 4 bành dây. Mỗi bành dây dài 100m, đường kính ống 16mm, bề dầy thành ống 1,2mm, áp suất nước là 4 bar. Dây màu đen và chống được tia cực tím nên rất bền. Trên diện tích 1.000m2, chúng tôi phân ra làm 4 làn để tưới. Trên ống dây, nhà sản xuất đục 3 lỗ để nước phun ra. Khi dây được bơm nước căng lên thì nước bắt đầu phun ra 2 bên, giọt nước vừa nhỏ lại vừa đều. Mỗi lao động có thể chăm sóc được từ 2 – 3 héc-ta rẫy. Công nghệ này dễ thực hiện, tính tiện ích rất cao” – ông Trần Thanh Nam (xã Khánh Hòa, Châu Phú), thông tin.

Lắp đặt một lần nhưng thời gian sử dụng khoảng 8 năm giúp giá thành và chi phí sản xuất của nông dân giảm đáng kể. Công nghệ này đã thực sự có ý nghĩa khi hiện tượng El Nino còn đang tiếp diễn, giúp cây trồng chống được hạn. “Cái quan trọng của công nghệ này là vừa tiết kiệm, lại vừa dễ thực hiện. Đây là mô hình nông dân cần nhân rộng để giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó, chúng ta mới có thể cạnh tranh được trong bối cảnh hội nhập như hiện nay” – ông Trần Thành Tài (xã Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc) khẳng định.

“Năm nay đại hạn, nhiệt độ môi trường tăng cao, lượng nước bốc hơi rất lớn, số lần tưới cho 1 vụ trồng tăng lên từ 5 – 6 cữ nước làm phát sinh thêm chi phí. Giá thành sản xuất rau xanh hoặc các loại cây trồng khác cũng tăng lên, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường. Nhờ công nghệ tưới nhỏ giọt đã giúp tiết kiệm được nhiều thứ, nên giá thành sản phẩm thấp nhưng chất lượng rau lại tăng lên, sản phẩm rất dễ tiêu thụ” – ông Dương Văn Ten (xã Kiến An, Chợ Mới) phân tích.

Nguồn: báo An Giang

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập780
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm767
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại781,416
  • Tổng lượt truy cập93,159,080
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây