Học tập đạo đức HCM

Đổi mới quản lý để nâng cao hiệu quả chế biến cá tra

Thứ ba - 02/06/2015 23:05
Công nghệ quản lý sản xuất tiên tiến được coi là một giải pháp quan trọng, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) thông qua các công cụ hữu ích để đưa ra quyết định chiến lược trên tất cả các công đoạn trong chuỗi giá trị cá tra từ nuôi trồng, thu hoạch đến chế biến, bao gói…

Ứng dụng công nghệ thông tin

Điểm đáng chú ý nhất của việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý là hiệu quả dựa trên sự tương tác giữa phần mềm được tích hợp với quy trình sản xuất hiện có của DN, cung cấp thông tin tức thời với giao diện thân thiện, dễ sử dụng để có thể phản ứng và can thiệp ngay lập tức nhằm hiệu chỉnh quy trình sản xuất. Việc tích hợp các hệ thống phần mềm quản lý sản xuất tiên tiến vào nhà máy cho phép các nhà quản lý bám sát quy trình sản xuất tại tất cả các khâu.

Cán bộ quản lý kỹ thuật có thể và kiểm soát toàn bộ chuỗi thông tin về sản xuất trong thời gian thực, bao gồm theo dõi cả định mức, công suất, hiệu quả, phụ trội, hao hụt, chất lượng, lượng hàng trong kho, trạng thái hoạt động của nhà máy, giá vốn, lợi nhuận và quan trọng hơn cả là hệ thống này cho phép truy xuất nguồn gốc một cách đầy đủ nhất. Nắm bắt và tương tác với thông tin, số liệu từ quá trình sản xuất là phương thức cực kỳ hiệu quả để tối ưu hóa quy trình chế biến.

Định mức cũng như hiệu quả ở các khâu chế biến phụ thuộc một phần vào chất lượng nguyên liệu. Đối với một DN, điều đó cũng có nghĩa là hiệu quả sản xuất sau cùng cũng phụ thuộc vào nhà cung cấp cá nguyên liệu. Bằng cách đăng ký nguồn gốc xuất xứ của từng lô cá nguyên liệu vào phần mềm quản lý sản xuất, các thông tin quan trọng như việc phân bố kích cỡ cá, chưa đạt trọng lượng hoặc vượt trọng lượng đều có thể được thu thập và lưu trữ.

Thông qua sự giám sát, phân tích và đăng nhập các số liệu sản xuất, phần mềm quản lý sẽ cung cấp những thông tin chi tiết liên quan đến chất lượng, hiệu quả của quy trình chế biến. Sau đó, bằng cách so sánh chất lượng đầu vào của từng lô được nhập liệu ở trên với chất lượng sản phẩm cuối cùng, mô hình chuỗi thông tin của phần mềm này sẽ giúp cho các DN chế biến biết được nhà cung cấp cá nguyên liệu nào là tốt nhất.

Mang lại hiệu quả tối ưu

Bằng cách giám sát, báo cáo và ghi nhận kết quả từng bước trong quy trình chế biến, từ tiếp nhận sản phẩm cho tới thành phẩm cuối cùng, các DN có thể cải thiện định mức, sản lượng, chất lượng và truy xuất nguồn gốc hiệu quả. Sự tổng hợp thông tin số liệu tại tất cả các khâu của quy trình sản xuất giúp cho việc theo dõi, kiểm soát tổng thể được thuận lợi và dễ dàng hơn.

Hơn nữa, tính năng của phần mềm quản lý sản xuất làm cho yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ nguồn nguyên liệu tới người tiêu dùng cuối cùng rất dễ dàng chỉ với một vài thao tác trên máy tính. Khả năng xác định nguồn gốc của vấn đề lây nhiễm hoặc các nguy cơ tiềm năng khác, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, góp phần phát triển hình ảnh thương hiệu của DN.

Một yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng trong sản xuất đó chính là thời gian chế biến. Một quy trình chế biến từ khâu phi lê tới bao gói mất từ 55 - 80 phút là khá phổ biến. Nhưng với trình độ khoa học công nghệ trên thế giới hiện nay thì thời gian ở trên là quá dài, làm giảm chất lượng và mất định mức, chẳng hạn như sự mất nước do quá trình dồn ứ nguyên liệu ở các khâu.

Một dây chuyền chế biến hiện đại được trang bị phần mềm quản lý sản xuất tích hợp có thể làm giảm thời gian xử lý này ít hơn 2,5 lần. Kết quả tổng thể là định mức và chất lượng tốt hơn, lợi nhuận lớn hơn nhờ vào sự tiến bộ liên tục trong các ứng dụng công nghệ thông minh.

Trong tất cả các yếu tố kể trên, các nhà quản lý sản xuất có thể thường xuyên phải đưa ra các quyết định dựa trên sự đánh giá trực quan trong đó phần lớn là phỏng đoán. Định mức, chất lượng và năng suất là tiêu chí quan trọng đối với các nhà quản lý sản xuất. Rất dễ đạt được 1 trong 3 yếu tố này nếu hy sinh 2 yếu tố còn lại nhưng để có sự cân bằng giữa cả 3 yếu tố là rất khó khăn. Tuy nhiên không có nghĩa là không thể nếu có trong tay số liệu chính xác để xây dựng một quy trình tối ưu. 

Nguồn: Thủy sản Việt Nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập343
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại879,008
  • Tổng lượt truy cập92,052,737
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây