Học tập đạo đức HCM

Lãi tiền tỷ từ mô hình cho heo nghe nhạc, ngủ ngày

Thứ ba - 26/05/2015 01:01
Sau nhiều lần thua lỗ vì dịch bệnh, ông Sơn (Đồng Tháp) đã tự nghiên cứu để tìm ra phương pháp nuôi heo mới bằng cách cho nghe nhạc, kết hợp với ngủ ngày.

Giai đoạn 2009 - 2013, khi giá heo hơi lên xuống thất thường, dịch bệnh tràn lan khiến nhiều trại heo lớn ở Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp phải giảm đàn, còn những hộ nuôi nhỏ rơi vào tình trạng thua lỗ. Trang trại của ông Phạm Hoàng Sơn (Ba Sơn), ở xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười cũng chung cảnh ngộ.

“Lúc ấy tôi nuôi khoảng 10 con heo nái và 30 con heo thịt nhưng giá bán thấp hơn giá thành nên phải liên tục bù lỗ, đôi khi muốn dừng lại để chuyển đổi mô hình làm ăn. Nhưng vì đam mê chăn nuôi nên tôi cố gắng gượng”, ông Sơn bộc bạch.

Vốn ham học hỏi và tìm tòi, ông Sơn quyết tâm tìm ra giải pháp để tháo gỡ khó khăn. Từ nền tảng kỹ thuật chăn nuôi truyền thống, ông quyết định phải chuyển sang một phương pháp hoàn toàn mới thì mới có thể giảm chi phí đầu vào, đảm bảo ổn định chất lượng đầu ra giúp tăng lợi nhuận trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn.

“Trong một lần cho heo ăn, tình cờ tôi phát hiện đàn heo phản ứng với tiếng nhạc. Nếu cho nghe nhạc trữ tình, mắt chúng sẽ lim dim và buồn ngủ. Liên hệ tới cách nuôi bò sữa, tôi nhận thấy người ta cho bò nghe nhạc thì chất lượng sữa sẽ tốt, do đó nếu áp dụng với heo chắc chắn sẽ hiệu quả. Từ đó tôi quyết định thay đổi nhịp sinh học của đàn heo”, ông Sơn kể.

Song song đó, ông bắt đầu thiết lập chế độ chăn nuôi “cực kỳ lạ đời”. Thay vì cách nuôi thông thường là cho heo ăn ban ngày, ngủ ban đêm thì lão nông này làm ngược lại.

Ban đầu, nhiều người cho rằng cách làm của ông không thiết thực và kỳ lạ, tuy nhiên, ông cho biết đã nghiên cứu rất kỹ mới dám áp dụng. Và đúng là thời kỳ đầu ông Sơn đã phải rất kiên trì tạo thói quen cho heo, dần dần chúng đã thích nghi với việc ngủ ngày, ăn đêm.

Để so sánh hiệu quả, ông đã tiến hành phân khu hai đàn heo, một nuôi bằng phương pháp cũ, một theo cách mới. Sau thời gian dài khảo sát và đối chứng, ông nhận thấy cách làm mới giúp rút ngắn được thời gian nuôi khoảng 10 ngày nhưng heo vẫn tăng trọng tốt và ít dịch bệnh. Bởi theo ông, thời tiết ở Việt Nam rất nóng nên sẽ không kích thích được heo ăn nhiều, bên cạnh đó, heo cũng tiêu tốn một lượng calorie không nhỏ khi vận động. Trong khi đó, thời tiết về đêm mát dịu sẽ khiến heo ăn nhiều hơn, giúp mau lớn hơn.

Việc thay đổi nhịp sinh học của đàn heo kết hợp với việc cho heo nghe nhạc tạo nên một sự đột phá mới, giúp ông Ba Sơn tiết kiệm được rất nhiều chi phí và sức lao động trong chăm sóc. Cùng với thành công của heo thịt, ông còn nhận ra rằng việc cho heo nái và heo hậu bì nghe nhạc, kết quả còn ngoài mong đợi.

“Heo nái đang trong giai đoạn cho con bú, nếu được cho nghe nhạc lượng sữa sẽ nhiều hơn, trong khi đó, đối với heo hậu bì sẽ cho giống tốt và tỷ lệ đậu thai cao”, ông Sơn nói.


Thay vì ngủ đêm heo của ông Sơn thường ngủ ngày. Ảnh: Nam Lê.

Sau khi thử nghiệm mô hình mới, riêng heo thịt mỗi năm ông Sơn thu được vài trăm triệu đồng, còn heo giống lãi hơn cả. Do đó, sau một thời gian cân nhắc ông Sơn đã chuyển từ chăn nuôi heo thịt thương phẩm sang đầu tư sản xuất heo giống. Trung bình một năm trại chăn nuôi của ông Sơn có thể cung cấp cho thị trường khoảng 2.500 - 2.600 con heo giống. Với giá dao động 1,6 - 1,8 triệu đồng mỗi con, doanh thu một năm của trại hiện trên 4 tỷ đồng. Sau khi trừ tất cả chi phí ông thu lãi khoảng gần 1,2 tỷ đồng.

Theo đánh giá của ông Sơn, đầu tư sản xuất heo giống cho lợi nhuận cao gấp nhiều lần nuôi heo thịt, nhưng để thành công người nuôi phải có kỹ thuật tốt, đặc biệt phải tuân thủ khắt khe các quy tắc phòng bệnh. Hiện tại, heo giống của trại chăn nuôi Ba Sơn không những được tiêu thụ mạnh trên địa bàn tỉnh mà còn là địa chỉ tin cậy cho các tỉnh thành lân cận.

Chia sẻ thêm về kinh nghiệm nuôi heo, ông Sơn cho biết, vấn đề khó giải quyết nhất của người nuôi lớn là việc xử lý chất thải trong chăn nuôi. Nếu không quản lý tốt thì việc phát triển số lượng tổng đàn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Do vậy, người nuôi cần đầu tư hệ thống xử lý chất thải quy củ mới mong phát triển bền vững.

“Chất thải tại trang trại của tôi được giữ lại và xử lý bằng men vi sinh trong các ao lắng, phần nước thải sau ao lắng được dùng để sử dụng bón trực tiếp cho ruộng lúa”, ông Sơn chia sẻ.

Chính nhờ cách làm này, cộng với số tiền tích lũy nhiều năm từ việc nuôi heo, ông Sơn đã tiếp tục đầu tư trồng khoảng 10 ha lúa thay vì chỉ có 2 ha như thời kỳ đầu.

Theo VnExpress.net

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập330
  • Hôm nay50,954
  • Tháng hiện tại881,681
  • Tổng lượt truy cập92,055,410
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây