Học tập đạo đức HCM

Sản phẩm máy ép bún có gắn mắt quang học

Thứ năm - 14/05/2015 03:25
Thấy bà con làm nghề bún số 8 truyền thống trong thôn phải tốn nhiều công sức để làm ra sợi bún, anh Huỳnh Nguyễn Ngọc Thanh - ở thôn Cửu Lợi Tây, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn - mày mò tạo ra chiếc máy ép bún có gắn mắt quang học. Sản phẩm của anh đã đạt giải Nhất hội thi “Sáng tạo nhà nông” tỉnh Bình Định năm 2014.
Ở thôn Cửu Lợi Tây, ông Nguyễn Bảy đã làm bún số 8 truyền thống ngót 30 năm. Mỗi ngày gia đình ông làm 1 tạ bột, nếu làm bằng cần tay và phải dùng sức ép như trước đây thì mất gần cả ngày với 4 nhân công. Hơn năm nay, cũng ngần đó bột, cũng bắt đầu vào buổi sáng nhưng đến trưa vợ chồng ông đã hoàn tất công việc. Ông Bảy bộc bạch: Tất cả cũng nhờ “công nghệ”.

Anh Thanh đang kiểm tra máy ép bún tự động trước khi giao cho khách hàng.

“Công nghệ” mà ông Bảy nói đến chính là máy ép bún có gắn mắt quang học được ông mua của anh Huỳnh Nguyễn Ngọc Thanh. Tương tự máy ép bún bằng cối ép gỗ truyền thống, điểm khác biệt của chiếc máy này nằm ở cơ chế hoạt động bằng bơm thủy lực và được điều khiển bằng mắt quang học tự động. Người làm bún chỉ cần cho bột vào khuôn, rồi khởi động máy, sau đó dùng vỉ kéo qua con mắt quang học, máy tự động điều khiển bơm thủy lực ép bột chảy xuống, khi vỉ kéo ra, con mắt tự động điều chỉnh bơm ngừng hoạt động.

Nói về nghiên cứu của mình, anh Thanh cho biết bắt đầu mày mò chế tạo máy ép bún thủy lực từ vài năm trước. Nhưng những sản phẩm đầu tay làm ra chỉ bán được một hai cái. Nguyên nhân cũng vì máy phải điều khiển bằng tay, khi muốn thay vỉ mới để hứng những cọng bún phải có thêm một nhân công nữa (hoặc phải tắt máy); chưa kể phải thông qua một dụng cụ điều khiển, rất bất tiện cho người sử dụng.

“Để khắc phục nhược điểm này, tôi cải tiến cho máy gọn gàng hơn và gắn thêm mắt quang học vào phía dưới bộ phận vỉ phơi đi qua. Khi vỉ phơi đi qua, mắt quang học sẽ cảm nhận và điều khiển máy ép hoạt động, ép ra sợi bún xuống vỉ phơi. Khi vỉ phơi được rút ra hoặc chưa kịp đưa vào, bộ phận cảm biến bằng mắt quang học sẽ tự động nhận biết và ngắt bơm dầu qua ty thủy lực, lúc đó máy ngừng ép, nhưng động cơ vẫn hoạt động trong khi chờ vỉ phơi khác đưa vào mà không cần phải ngắt công tắc như trước” - anh Thanh phân tích.

Hội thi “Sáng tạo nhà nông” tỉnh Bình Định năm 2014 do Hội Nông dân tỉnh và Sở KH&CN phối hợp tổ chức, nhằm đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên nông dân trong tỉnh tích cực ứng dụng các tiến bộ KH&CN để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phát triển kinh tế hộ gia đình, tập thể. Kết quả có 9 giải pháp đoạt giải. Dự kiến lễ trao giải sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam (18.5).

Với sáng tạo này, anh Thanh đã giúp những hộ làm bún số 8 ở địa phương giảm được chi phí nhân công, giảm thời gian lao động và tăng năng suất. Ngoài tính năng làm bún số 8, máy còn có thể làm được nhiều loại bún khác với các nguồn nguyên liệu khác nhau. Vì thế, chỉ sau 2 năm anh đã xuất xưởng gần 30 máy ép bún, bán với giá 19 triệu đồng/máy cho các hộ làm bún ở Hoài Nhơn, Phù Cát. Chính nhờ cơ chế vận hành tự động, vừa giảm thời gian lao động nhưng lại tăng năng suất và hiệu quả mang lại gấp nhiều lần so với cách làm thủ công trước đây mà chiếc máy này được ưa chuộng.

Ông Bùi Văn Thưa - một hộ làm bún số 8 ở xã Tam Quan Nam, hiện đang “sở hữu” chiếc máy làm bún tự động của anh Thanh- cho biết, với chiếc máy này gia đình ông chỉ mất nửa buổi là có thể làm đến 1,5 tạ bột với 2 người làm, trong khi với cách làm trước đây phải mất gần cả ngày.

Hơn 10 năm làm nghề cơ khí tại nhà, anh Thanh đã nghiên cứu nhiều máy móc phục vụ đắc lực cho hoạt động sản xuất của người dân. Một trong những sản phẩm đầu tay của anh là nghiên cứu ra máy chạy dây giáp câu cá bò gù, cung cấp cho các tàu đánh bắt xa bờ, thay loại dây nhập từ nước ngoài. Anh Thanh chia sẻ: Dù sản phẩm được tạo ra dựa trên các nguyên lý hoạt động có sẵn, nhưng không chắc thành công ngay từ bước đầu. Ví như máy ép bún, ban đầu làm ra cũng trục trặc khi máy cứ chạy mà không cắt được sợi bún, lại phải cải tiến thêm bộ phận nhồi, xẻ bột và cắt sợi bún. Sắp tới, tôi sẽ cải tiến thêm băng chuyền đưa vỉ phơi vào máy ép bún để có thể chạy liên tục thay vì phải mất công đưa từng chiếc vỉ phơi vào để hứng sợi bún”.

Nguồn: baobinhdinh.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập491
  • Hôm nay69,426
  • Tháng hiện tại805,536
  • Tổng lượt truy cập93,183,200
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây