Học tập đạo đức HCM

“Gia hóa tôm thẻ chân trắng - cách mạng trong nuôi trồng thủy sản”

Chủ nhật - 12/05/2013 22:56
(Thủy sản Việt Nam) - Đây là tiêu đề bài viết của Tiến sỹ Jim Wyban trên Tạp chí “Global Aquaculture Advocate” giúp người đọc hiểu thêm về vấn đề gia hóa tôm và những lợi ích của gia hóa đối với nghề nuôi tôm.

Lịch sử phát triển

Nghề nuôi tôm có một lịch sử lâu dài và nhiều màu sắc có thể được chia làm 3 thời kỳ khác nhau là: thời kỳ bắt đầu (Start-Up Era); thời kỳ tôm giống (Hatchery Era) và thời kỳ chọn giống (Breeding Era).

Trong giai đoạn khởi đầu của nghề nuôi tôm vào những năm 80 thế kỷ trước, gần như tất cả nguồn giống đều đánh bắt từ ngoài biển. Ở châu Á, các trại nuôi tôm ban đầu nuôi tôm sú (Penaeus monodon), trong khi đó ở Western Hemisphere sử dụng tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei). Trong thời gian này, sản lượng tôm hàng năm lên đến 100%/năm. Sự phát triển của nghề nuôi tôm là sự kết hợp của hai yếu tố là sự chấp nhận mạnh mẽ của thị trường và nhu cầu đối với nuôi tôm, thêm vào đó sự vắng mặt của dịch bệnh cho phép những ao nuôi với phương pháp đơn giản cũng thể có thành công.

Thời kỳ tôm giống bắt đầu trong những năm từ 1988 - 1996, nguồn tôm giống được sản xuất trên các trại giống ở đất liền. Tuy nhiên, những con tôm giống này vẫn mang nguồn gen tự nhiên (hoang dã) vì tôm bố mẹ được bắt tự nhiên ngoài biển. Các trang trại nuôi tôm ở phía Tây thì nuôi TTCT, trong khi đó tôm sú thống trị ở châu Á. Sản xuất tôm ở châu Á lớn gấp 5 lần so với Western trong suốt thời gian này nhờ sự bền vững của tôm sú. Cũng trong giai đoạn này, tổng sản lượng tôm thế giới tăng từ 604.000 - 693.000 tấn với mức tăng trung bình hàng năm chỉ có 2%.

Trở ngại lớn đối với phát triển chính là sự lây lan của dịch bệnh tôm khi sản xuất tôm giống đã chuyển thành ngành công nghiệp nhưng lại ít quan tâm đến vấn đề an toàn sinh học. Bệnh của tôm xuất phát từ tôm bố mẹ hoang dã, truyền cho tôm giống trong các trại sản xuất, sau đó những con tôm giống này được thả vào các trang trại nuôi tôm. Một trở ngại khác là việc tiếp tục phụ thuộc vào tôm hoang dã. Thời gian này, các trại nuôi tôm đã sản xuất đạt hiệu quả “tối đa” trong việc sử dụng tôm hoang dã.

Bên cạnh đó, nông dân cố gắng thử nuôi với mật độ cao để tăng sản lượng và lợi nhuận. Tuy nhiên, thực tế là tôm hoang dã thường mang bệnh và không phù hợp với các hệ thống nuôi thâm canh.

Thời kỳ chọn giống được bắt đầu từ năm 1997 cho đến ngày nay, đã cho thấy được sự nối lại của tăng trưởng, sản lượng đã tăng lên hơn 20%/năm trong hơn 10 năm. Sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp này chủ yếu là do sự gia hóa, sinh sản chọn giống và sự xuất hiện rộng rãi của TTCT từ phía Tây đến châu Á. Năm 1998, TTCT chỉ chiếm 10% sản lượng nuôi tôm trên thế giới năm nhưng đến năm 2006 đã chiếm 75% sản lượng tôm toàn thế giới.

 

Phát triển dòng tôm kháng bệnh

Sự phát triển của TTCT sạch bệnh (SPF) ở Mỹ vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước đã dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ việc sản xuất tôm tại nước này. Sau thử nghiệm sản xuất ban đầu, năm 1992 toàn bộ ngành công nghiệp nuôi tôm của Mỹ sử dụng con giống TTCT sạch bệnh được sản xuất từ TTCT bố mẹ sạch bệnh ở Hawaii. Sản xuất tăng gấp đôi như một kết quả trực tiếp của sự đổi mới và tồn tại cho đến năm 1995.

Nhưng đến năm 1996, Hội chứng Taura (TSV) đã đi qua khu vực Trung Mỹ và gây thiệt hại cho bang Texas khiến ngành công nghiệp sản xuất tôm sụt giảm 50%. Khi dịch bệnh tàn phá, người nuôi tôm đã yêu cầu các nhà nghiên cứu phát triển loài tôm kháng lại virus này. Trong khi nhiều nhà khoa học hoài nghi rằng dòng tôm kháng virus có thể đạt được trong quá trình chọn lọc giống, một số nhóm đã bắt đầu chương trình nghiên cứu để làm việc đó.

High Health Aquaculture, Inc (HHA), là một đơn vị đứng đầu thế giới về gia hóa tôm và khoa học chọn giống. HHA lần đầu tiên trong chương trình chọn giống tăng trưởng nhanh, kháng virus TVS cho TTCT vào năm 1997. Đến nay, 10 thế hệ đã được chọn lọc thành công.

HHA đã sử dụng kết hợp gia đình, sự chọn lựa trong gia đình và dòng lai để tạo ra những con giống sạch vừa có khả năng tăng trưởng nhanh vừa kháng được bệnh TSV. Những dòng tôm SPF tiên tiến này thường được sử dụng ở Thái Lan và Indonesia.

 

Hiệu quả kinh tế

Sự gia hóa và chọn giống TTCT đã cải thiện đáng kể về kinh tế và độ tin cậy của nghề nuôi tôm. Chính điều này đã khiến châu Á chuyển hướng sang TTCT dựa trên lợi nhuận từ nuôi TTCT cao hơn nhiều lần so với tôm sú.

Bảng so sánh lợi nhuận giữa tôm sú và TTCT

Sản lượng TTCT tăng dần từ năm 1982 đến 2006

Sự suy giảm liên tục trong giá tôm gây ra bởi sự tăng nguồn cung dẫn đến việc nông dân cần phải giảm chi phí sản xuất. Cơ hội lớn nhất để giảm chi phí là thông qua việc sử dụng con giống chất lượng hàng đầu mang hiệu suất di truyền cao, sạch bệnh và được nuôi trong điều kiện tối ưu để tối đa hóa tiềm năng phát triển của chúng. Gia hóa, chọn giống và việc áp dụng TTCT ở châu Á đã làm tăng giá trị to lớn cho ngành tôm thế giới.     

Q.M
Thủy sản Việt Nam

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập241
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại916,682
  • Tổng lượt truy cập92,090,411
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây