PHÁT TRIỂN RAU VIETGAP
Theo Cục Trồng trọt, diện tích trồng rau cả nước đạt 823.728 ha, năng suất khoảng 1,7 tấn/ha, cho sản lượng 14 triệu tấn/năm. Trong đó, diện tích rau an toàn 16.769 ha. Tính đến tháng 9/2012, diện tích RAT được cấp giấy chứng nhận VietGAP và GlobalGAP là 491 ha.
Trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh lân cận như Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang… đang có nhiều mô hình trồng RAT tiêu biểu gắn SX với tiêu thụ sản phẩm rất hiệu quả. Cụ thể như HTXNN Phước An (xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TP.HCM) bắt đầu áp dụng quy trình SX rau VietGAP từ năm 2009 với 7 ha; năm 2012 tăng lên 17 ha, sản lượng đạt 298 tấn/tháng; đến nay đã có phân nửa diện tích RAT được chứng nhận VietGAP với 13 hộ SX.
Tương tự, tỉnh Bình Phước cũng đã xây dựng và hình thành được các Tổ RAT nhằm liên kết và hỗ trợ nhau SX theo quy trình VietGAP như tổ rau Tân Lập, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú; CLB rau an toàn Phú Đức, huyện Bình Long… Diện tích rau trong các tổ SX do Chi cục BVTV đầu tư làm VietGAP khoảng 13,5 ha và 16 ha rau an toàn. Ngoài ra, các nông hộ tự phát SX RAT đạt khoảng 170 ha.
Mô hình tiêu biểu gắn SX với tiêu thụ RAT có hiệu quả cao là HTX RAT Gò Công (Tiền Giang) diện tích 12,5 ha/42 hộ SX các chủng loại rau xanh trồng theo quy trình VietGAP cho lợi nhuận cao hơn so với rau thường từ 1,2 - 1,7 lần.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó trưởng phòng Cây lương thực - cây thực phẩm, Cục Trồng trọt cho biết: “RAT là cây trồng mang lại thu nhập khá cao cho người nông dân, phù hợp với nền nông nhiệp đô thị, được nhiều địa phương trong cả nước khuyến khích SX. Thực tế có nhiều mô hình SX rau đạt hiệu quả kinh tế cao, cho người dân có mức thu nhập từ 400 - 500 triệu đ/ha/năm; thậm chí có nơi còn đạt tới 700 - 800 triệu”.
Các sản phẩm rau VietGAP
Một số nơi RAT có giá cao hơn giá rau thông thường từ 10 - 20% nên đem lại thu nhập cao cho nông dân và cao hơn nhiều lần so với trồng lúa, ngô hay một số cây ngắn ngày khác.
Tuy nhiên, nhận định của một số chuyên gia lại cho rằng, thực trạng SX RAT ở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Đó là phần lớn giá bán các sản phẩm RAT và rau thông thường vẫn chưa có sự khác biệt nhiều và không ổn định. Đồng thời, SX rau thông thường cũng như RAT và chủ yếu tiêu thụ theo kênh nhỏ lẻ.
Người trồng rau sau khi thu hoạch tự mang ra các chợ bán hoặc chấp nhận bán buôn cả ruộng cho thương lái với mức giá thấp hơn so với bán chợ từ 20 - 30%. Ngoài ra, còn hình thức tiêu thụ rau thông qua việc ký kết hợp đồng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.
BẤT AN
Theo khảo sát thực tế tại một số địa phương, thực trạng SX rau xanh còn gặp nhiều khó khăn như công nghệ còn mang tính truyền thống, kỹ thuật lạc hậu, chưa phân biệt được giữa sản phẩm an toàn và sản phẩm không an toàn. Nguyên nhân do đa số RAT chưa có nhãn mác hay logo chứng minh và đầu ra cho sản phẩm chưa ổn định. Một số dự án trồng rau vẫn còn chạy theo lợi ích nhóm, sản phẩm đầu ra của RAT chưa thực sự an toàn cho người tiêu dùng.
TS.Nguyễn Công Thành, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam cho biết: Việc xây dựng và thực hiện các dự án SX RAT chưa gắn kết hưu cơ giữa SX và tiêu thụ, chưa có sự liên kết “4 nhà” giữa dự án với người SX, nhà quản lý và DN tiêu thụ sản phẩm. Có những dự án RAT được triểu khai rầm rộ nhưng thực chất vẫn chỉ là “treo đầu dê bán thịt chó”.
Nhiều chương trình, dự án khi đầu tư thực hiện lại chưa có định hướng đầu ra cho nên khi có sản phẩm người dân vẫn phải “tự bơi. Do vậy khi kết thúc dự án, người dân không thấy lợi ích cụ thể, việc thực hiện quy trình an toàn của họ tốn nhiều công sức, chi phí nhưng cũng không được công nhận gây ra sự bất mãn trong SX.
Trước thực trạng này, các chuyên gia nhấn mạnh việc SX RAT theo tiêu chuẩn VietGAP cần phải quản lý chặt chẽ, ghi chép đầy đủ các chi tiết từ khâu xử lý đất trồng, nguồn nước tưới tiêu, sử dụng phân bón, thuốc BVTV, thời gian cách ly với phân và thuốc trước khi thu hoạch cho đến khâu thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Muốn đạt được các tiêu chuẩn quy định cần có sự hợp tác SX và quản lý chi phí để đăng ký chứng nhận VietGAP. |
Cũng theo ông Thành, chất lượng RAT cần phải xem xét một cách nghiêm túc khi chưa đến được tận bàn ăn của người tiêu thụ hàng ngày vì số lượng còn rất khan hiếm. Hầu hết các loại rau chưa qua kiểm soát, SX tự phát nên chắc chắn không đảm bảo an toàn, nhưng người tiêu thụ đành nhắm mắt ăn rau mà không ý thức hết được mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.
Thậm chí số vụ ngộ độc xảy ra hàng ngày do sử dụng phải nguồn thực phẩm rau có ghi trên bao bì toàn chữ Trung Quốc. Chứng tỏ các sản phẩm rau có nguồn gốc nhập khẩu không an toàn và không hợp pháp.
Còn về thực trạng SX rau trong nước cũng đang ở mức báo động. Khi báo cáo về thực trạng sử dụng hóa chất trên rau tại tỉnh Kiên Giang do Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS tỉnh này cho thấy con số thật kinh hoàng. Hầu hết người dân đều biết những ảnh hưởng xấu của các loại thuốc hóa học nhưng họ lại cho rằng chẳng có giải pháp nào thay thế (?).
Thực tế việc sử dụng thuốc hóa học bình quân khoảng 6,5 lần/vụ; thậm chí cao nhất sử dụng tới 15 lần/vụ với trên 24 loại thuốc sâu và 15 loại thuốc bệnh; đáng báo động là trong đó có cả những loại thuốc không khuyến cáo dùng cho rau. Đồng thời, nhiều hộ thu hoạch rau không đảm bảo đúng thời gian cách ly của thuốc.
Nguồn: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã