Học tập đạo đức HCM

“Đón sóng” EVFTA, nông sản Hà Tĩnh tìm đường sang châu Âu

Thứ tư - 02/09/2020 05:01
Hà Tĩnh hiện có 2 doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản đang nỗ lực chinh phục các hàng rào kỹ thuật để đưa sản phẩm vào thị trường châu Âu (EU) nhằm tận dụng ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Gạo KC đặt mục tiêu thông quan EU trong tháng 9

Hoạt động trên lĩnh vực xuất khẩu nên ngay khi EVFTA có hiệu lực (1/8/2020), Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh đã “bắt tay” tìm hiểu các ưu đãi, điều kiện của hiệp định quan trọng này.

Ông Nguyễn Khánh Tùng - Giám đốc công ty cho biết: “Nếu xuất khẩu sang EU, gạo sẽ được miễn thuế 0%, giá trị xuất khẩu sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay”.

“Đón sóng” EVFTA, nông sản Hà Tĩnh tìm đường sang châu Âu

Nếu vượt qua được hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt của các nước châu Âu, gạo KC Hà Tĩnh xuất khẩu đạt giá trị khoảng 1.200 - 1.300 USD/tấn.

Hiện tại, gạo KC Hà Tĩnh xuất khẩu sang thị trường các nước châu Á với giá trị đạt khoảng 600 USD/tấn. Nếu xuất sang các nước châu Âu, giá trị sẽ đạt từ 1.200 - 1.300 USD/tấn. Riêng gạo hữu cơ sẽ đạt trên 2.000 USD/tấn.

Đi kèm với ưu đãi thì hàng rào kỹ thuật của các nước châu Âu cũng hết sức nghiêm ngặt. Theo đó, DN phải kiểm soát được từ khâu chọn giống, vùng sản xuất đến chế biến; trong đó, phải đề cao tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Với mỗi chuyến hàng xuất sang EU, nếu có một lô không đảm bảo các tiêu chuẩn thì cả chuyến hàng sẽ bị trả về.

“Đón sóng” EVFTA, nông sản Hà Tĩnh tìm đường sang châu Âu

Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh sản xuất gạo hữu cơ để hướng đến thị trường châu Âu.

Chỉ có sản xuất gạo hữu cơ thì DN mới “có cửa” để sang EU. Công ty đang tìm hiểu các giống lúa người châu Âu ưa dùng để triển khai liên kết sản xuất. Doanh nghiệp cũng từng bước kiểm soát quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn EU.

Hiện nay, chúng tôi đã kết nối được bạn hàng và đặt mục tiêu trong tháng 9/2020 sẽ thông quan sang Đức một chuyến hàng khoảng 50 tấn gạo.

Giám đốc Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh Nguyễn Khánh Tùng

Xây dựng thương hiệu chè quốc tế

Công ty CP Chè Hà Tĩnh cũng đang hướng đến thị trường EU với giá trị tăng gấp 2 lần so với thị trường các nước Trung Đông. Để vào EU, công ty đang xây dựng thương hiệu chè quốc tế RA.

Tiêu chuẩn này yêu cầu sản phẩm phải đảm bảo an toàn thực phẩm tuyệt đối; bảo vệ môi trường nước, đất, không khí, hệ sinh thái trong vùng sản xuất… nghiêm ngặt.

Ông Trần Công Lệ - Giám đốc công ty cho biết: “Để lấy được chứng chỉ RA, công ty phải hoàn thành 119 tiêu chí. Trong đó, có những tiêu chí rất khó như: bảo tồn hệ sinh thái vùng sản xuất; bảo tồn động vật hoang dã vùng đệm; kiểm soát rác, hóa chất dùng trên đất sản xuất chè...”.

“Đón sóng” EVFTA, nông sản Hà Tĩnh tìm đường sang châu Âu

Để lấy được chứng chỉ RA, Công ty CP Chè Hà Tĩnh phải hoàn thành 119 tiêu chí khó.

“Theo đuổi” chứng chỉ RA từ năm 2018 nhưng đến nay, Công ty CP Chè Hà Tĩnh vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Với mục tiêu nâng cao doanh thu cho DN, công ty đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí ở hơn 850 ha chè liên kết thuộc các huyện: Kỳ Anh, Hương Khê, Hương Sơn. Những tháng cuối năm, DN tiếp tục kết nối để được các tổ chức quốc tế cấp chứng chỉ RA, từ đó đưa sản phẩm chè vươn ra thị trường EU.

“Đón sóng” EVFTA, nông sản Hà Tĩnh tìm đường sang châu Âu

Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu sẽ tăng gấp 2 lần so với thị trường các nước Trung Đông

EVFTA - cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu

Theo Phòng Quản lý xuất nhập khẩu - Sở Công thương, hiện tại, trên địa bàn Hà Tĩnh có hơn 100 DN tham gia hoạt động xuất khẩu, trong đó có khoảng 15 DN sản xuất, chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với EU, Hà Tĩnh hiện chưa có DN xuất khẩu sang thị trường này.

“Đón sóng” EVFTA, nông sản Hà Tĩnh tìm đường sang châu Âu

Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh hiện đang thực hiện sản xuất chế biến sâu sản phẩm gạo để xuất khẩu.

Ông Võ Tá Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Tĩnh thông tin: "EVFTA được đánh giá là cơ hội lớn cho DN xuất khẩu nói chung và DN xuất khẩu nông sản nói riêng. Vì vậy, chúng tôi đang nỗ lực tuyên truyền về hiệp định để DN nắm bắt và tận dụng. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, ngành luôn tích cực đồng hành cùng DN tháo gỡ khó khăn để mở rộng phát triển.

Theo Phan Trâm/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại196,607
  • Tổng lượt truy cập90,260,000
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây