Học tập đạo đức HCM

Thanh Hóa: 8X gắn "sao” OCOP cho sản phẩm đông trùng hạ thảo

Thứ ba - 09/06/2020 23:44
Khi nhắc đến mô hình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo của anh Nguyễn Văn Tuấn ở huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) hầu như ai cũng biết. Anh Tuấn tự nghiên cứu để sản xuất thành công các sản phẩm như: Đông trùng hạ thảo sấy khô Đăng Khoa, rượu đông trùng hạ thảo Đăng Khoa...Đây là những sản phẩm hướng tới gắn "sao” OCOP.
Với diện tích 200 m2, anh Nguyễn Văn Tuấn đã lắp nhiều giá đỡ để nuôi cấy đông trùng hạ thảo.


Lắp điều hoa nuôi cấy đông trùng hạ thảo 

Đông trùng hạ thảo là tên gọi của một dạng cộng sinh giữa một loài nấm với ấu trùng của một loài côn trùng vào mùa đông, nấm ký sinh vào sâu non, ăn hết chất dinh dưỡng và làm chết sâu non. 

Đến mùa hạ, nấm bắt đầu mọc lên, và trồi lên mặt đất. Chính vì mùa đông là trùng, mùa hạ là thảo nên được gọi đông trùng hạ thảo.

Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Nguyễn Văn Tuấn cho biết: "Để nuôi cấy đông trùng hạ thảo thành công, trước tiên phải chuẩn bị nguyên liệu như: Gạo lứt, nhộng tằm, nước dừa, các loại Vitamin tinh khiết…được lựa chọn công phu, đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng. 

Tiếp theo các công đoạn phối trộn cơ chất nuôi thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất, từ tỷ lệ phối trộn đến thời gian hấp, công đoạn cấy phôi, phải đảm bảo nhiệt độ môi trường nuôi dưỡng".

 Cũng theo anh Tuấn, việc chăm sóc, nuôi cấy đông trung hạ thảo đòi hỏi phải đúng khoa học. Phòng ủ tơ duy trì nhiệt độ phòng ủ từ 250c, độ ẩm 90%, giữ tối cho đến khi sợi nấm lan đều và phủ kín bề mặt (khoảng 5-7 ngày) .

Sau đó chuyển sang phòng nuôi sáng duy trì nhiệt độ 18-250c, độ ẩm 90% và chiếu sáng 2000 lux cho đến khi bề mặt xuất hiện các chồi nấm, tiếp tục chiếu sáng 12-14 giờ/ngày cho đến khi thu hoạch.

Thông thường sau khi chuyển sang phòng nuôi và chiếu sáng 14 ngày thì sợi nấm chuyển màu vàng và hình thành thể quả. Khi thể quả bắt đầu hình thành bào tử thì tiến hành thu hoạch, dùng dao chuyên dụng cắt riêng phần thể quả và giá thể.

Được biết, năm 2018, anh Nguyễn Văn Tuấn đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng với diện tích 200 m2 và các thiết bị kỹ thuật cho việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo như: Máy lắc, nồi hấp, điều hòa, giá nuôi.

Hiện tại, phòng nuôi trồng anh Tuấn bố trí 4 giàn nuôi cao 40cm, rộng 60cm, mỗi giàn được bố trí đèn led. Do áp dụng nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, đông trùng hạ thảo do anh Tuấn nuôi cấy phát triển đạt tỷ lệ 80%, chỉ sau hơn 2 tháng kể từ khi nuôi đã có thể cho thu hoạch.

Như anh Nguyễn Văn Tuấn trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, mỗi tháng gia đình anh xuất bán gần 1.000 hộp nấm đông trùng hạ thảo tươi, 1 đến 2 kg nấm đông trùng hạ thảo khô, với giá bán 200 nghìn đồng/1 hộp tươi và 50 triệu đồng/1kg khô, doanh thu khoảng 200 triệu đồng/tháng.

Qua tìm hiểu của phóng viên, đông trùng hạ thảo có chứa thành phần protein, axit trùng thảo, đồng, kẽm, sắt, mangan, cordycepin, canxi, trace elements, 18 loại axit amin vô cùng dồi dào. Nhờ đó, đông dược này có tác dụng bồi bổ cơ thể, tráng dương, ngăn ngừa lão hóa và điều trị rất nhiều căn bệnh của con người.

Đông trùng hạ thảo, cùng với Linh chi, Nhân sâm và Tam thất…chúng tạo thành "bộ tứ thần dược" có tác dụng rất tốt đến sức khỏe con người. Sách Y học Cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa đã coi đông trùng hạ thảo là vị thuốc "cải lão hoàn đồng", "hồi xuân, sinh lực" có tác dụng "Bổ phế ích can, bổ tinh điền tuỷ, chỉ huyết hóa đàm, "Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ"…

Anh Nguyễn Văn Tuấn chia thêm với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN rằng: "Qua nghiên cứu đông trùng hạ thảo có hơn 700 loại khác nhau. Trong 700 loại đó có 1 số loại có dược chất, tôi đã tiến hành nghiên cứu và đến năm 2018, tôi đã sản xuất và đưa sản phẩm thương mại ra thị trường. Năm 2019, tôi tiếp tục nghiên cứu và đưa ra 1 dòng sản phẩm đông trùng hạ thảo cấy trên con nhọng tằm…Đến nay, sản phẩm đã có mặt trên thị trường".

Rượu đông trùng hạ thảo hướng gắn "sao" OCOP

Cùng với việc nâng cao chất lượng và đưa ra các loại sản phẩm mới, anh Nguyễn Văn Tuấn đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm và dễ tiêu thụ. Đặc biệt, anh Tuấn hướng 3 sản phẩm gắn sao OCOP như: Đông trùng hạ thảo sấy khô Đăng Khoa, Mật ong ngâm đông trùng hạ thảo Đăng Khoa và rượu đông trùng hạ thảo Đăng Khoa.

Anh Nguyễn Văn Tuấn nói: "Đông trùng hạ thảo ngâm rượu có công dụng tốt cho sức khỏe của nam giới, giúp tăng cường sức khỏe sinh lí, bổ thận tráng dương cho phái mạnh. Ngoài ra, rượu đông trùng hạ thảo khi uống không gây mệt mỏi hoặc xảy ra tình trạng chóng mặt giống như các loại rượu thông thường khác khi dùng với liều lượng thích hợp".

Được biết, đông trùng hạ thảo sau khi thu hoạch, sơ chế, xử lý và ngâm trực tiếp với rượu truyền thống Nga Sơn. Từ bao đời nay cùng với "Chiếu cói Nga Sơn…", rượu Nga Sơn với những cái tên nổi tiếng gắn cùng địa danh quen thuộc như: Rượu Chính Đại, rượu Hồ Vương, rượu Bạch Câu…

Rượu Nga Sơn được ví trong như nước suối, thơm hương nếp mới. Cùng với sự kết hợp của đông trùng hạ thảo và rượu Nga Sơn hòa quyện vào nhau tạo nên thương hiệu riêng biệt.

"Mô hình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo của gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn đang được lãnh đạo huyện Nga Sơn rất quan tâm và huyện sẽ có cơ chế hỗ trợ cơ sở khoảng 100 triệu đồng để xây dựng sản phẩm OCOP của huyện. Ngoài ra, các phòng, ban huyện sẽ tạo mọi điều kiện, hướng dẫn cơ sở về mặt thủ tục, hồ sơ…để sản phẩm được quảng bá tới nhiều người biết đến", ông Phạm Văn Sinh-Phó Trưởng phòng NNPTNN huyện Nga Sơn trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.

Theo hoinongdan.org.vn​​​​​​​

http://www.hoinongdan.org.vn/sitepages/news/1079/92542/thanh-hoa-8x-gan-sao-ocop-cho-san-pham-dong-trung-ha-thao

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập242
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,002,877
  • Tổng lượt truy cập92,176,606
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây