Học tập đạo đức HCM

Đũa cau rừng Phúc Trạch: Cận tết, muốn mua phải đặt trước cả tuần!

Thứ sáu - 19/01/2018 01:50
Không ồn ào, khoa trương nhưng sản phẩm đũa cau rừng Phúc Trạch (Hương Khê - Hà Tĩnh) vẫn thu hút khách hàng khắp cả nước. Càng sát Tết, làng đũa “cau năng rưng” lại càng hối hả, nhộn nhịp hơn.

dua cau rung phuc trach can tet muon mua phai dat truoc ca tuan

Cận tết, có thời điểm người làm đũa phải làm đến 1 giờ sáng mới đủ số lượng giao cho khách hàng.

Hơn 20 năm về trước, ở xã Phúc Trạch đã hình thành nghề làm đũa, loại đũa đặc biệt được làm từ thân cây cau rừng (tên địa phương là cau năng rưng). Từ những ngày đầu, vót đũa chỉ là nghề phụ, người dân làm thêm trong những ngày nông nhàn, phục vụ khách hàng trong thôn, xã. Do chất lượng, mẫu mã đẹp, được làm thủ công, không sử dụng hóa chất bảo quản, đũa cau rừng ngày càng được người tiêu dùng nhiều nơi biết đến.

Không biết tự bao giờ, đũa cau rừng của người Phúc Trạch “lên đời” thành quà biếu ngày lễ tết. Bởi thế, cứ đến khoảng tháng 10 âm lịch, những nhà làm đũa trong làng lại tất bật. Có mặt ở thôn 1, xã Phúc Trạch những ngày này, ở đâu cũng thấy người đẽo, người bào cả ngày vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của khách.

Chị Hà - một người làm đũa trong làng chia sẻ: “Cứ đến dịp gần Tết âm lịch là khách đặt hàng lại tăng đột biến, có khi cả gia đình phải chong đèn làm đến 1h sáng mới kịp giao hàng. Nếu muốn mua khoảng 100 đôi đũa trở lên thì phải đặt trước cả tuần mới có”.

Đũa cau rừng được chia thành nhiều loại, đũa đặc biệt được làm từ phần gốc, càng về ngọn, chất lượng đũa càng giảm và vì thế, giá cũng rẻ hơn. Hiện tại, đũa cau rừng có giá bán khoảng 5 nghìn đồng/đôi đối với loại đặc biệt, mức giá này cao hơn so với các năm trước.

Ông Mạnh - người làm đũa ở thôn 1 lý giải: Do cây cau rừng khan hiếm nên giá nguyên liệu ngày càng lên cao. Thời điểm hiện tại, một cây cau rừng có giá khoảng 80 nghìn đồng, cao gấp đôi so với trước. Để kiếm được cây nguyên liệu, người đi rừng phải lặn lội từ Hương Khê trở ra rừng Hương Sơn, giáp ranh với Nghệ An. Mỗi chuyến đi kéo dài từ 5-10 ngày, mỗi ngày, trung bình chỉ được 5 cây. Bởi thế, khi cây cau về đến làng Phúc Trạch đã có giá khá cao.

Còn theo ông Dũng - một người dân địa phương thường xuyên đi rừng thì cây cau rừng rất đặc biệt. Bình thường, cây có tuổi thọ khoảng 30 năm đã có thể làm đũa. Ở khu vực rừng Hương Khê, cây cau già đã được săn hết từ lâu, còn ở Hương Sơn, người dân thường chặt cây để lấy quả bán cho thương lái Trung Quốc hoặc lấy ngọn để làm thực phẩm nên cây cau rừng cũng ngày càng khan hiếm.

Được biết, cây cau năng rưng có hình dáng như cây cau thường, nhưng nhỏ hơn rất nhiều, cao khoảng 6-8m. Tuy nhiên, chỉ có 2m phần gốc đủ độ cứng để làm đũa. Làm đũa cau không khó nhưng đòi hỏi sự khéo léo và kiên trì. Để làm ra đũa thành phẩm phải trải qua 8 công đoạn: Cắt, chẻ, đẽo, bào phả, bào trau, mít, chà, phơi (hoặc sấy). Riêng công đoạn “bào trau” là quan trọng nhất và quyết định đến tính thẩm mỹ của sản phẩm, không phải người nào cũng làm được vì đòi hỏi sự tỉ mỉ, đều đặn trong từng đường bào. Mỗi người bình thường mỗi ngày có thể làm ra 100 đôi, sau khi trừ chi phí có thu nhập khoảng 150 - 200 nghìn đồng. Với những ngày cận tết, thu nhập có thể cao hơn.

Theo Dương Chiến/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập193
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại243,044
  • Tổng lượt truy cập85,150,080
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây