Học tập đạo đức HCM

Mạnh dạn chuyển đổi chăn nuôi bò quy mô lớn từ đất nông nghiệp kém hiệu quả

Thứ ba - 18/07/2023 04:47
Từ vùng đất thấp trũng, sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, ông Đặng Đình Lương ở thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP.Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư trang trại chăn nuôi bò 3B với hình thức nuôi nhốt. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện bước đầu cho thấy không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình mà còn tạo việc làm cho nhiều nhân công lao động tại địa phương.
Sau nhiều năm trăn trở về con đường phát triển kinh tế với mong muốn tăng thu nhập cho gia đình và có sự  ổn định lâu dài ngay trên chính quê hương mình. Đầu năm 2020, ông Đặng Đình Lương ở thôn Tiền Tiến thuộc xã Đồng Môn, TP.Hà Tĩnh đã quyết định đầu tư 2 tỷ đồng xây dựng chuồng trại trên vùng đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả để nuôi 20 con bò 3B.
Bò 3B (Blanc Blue Belgium), đây là giống bò thịt có nguồn gốc từ Bỉ và lai tạo với nhiều giống bò địa phương, với đặc tính có cơ bắp phát triển siêu trội, chuyên nuôi để lấy thịt cao sản. Bò 3B khi xuất bán, mỗi con đạt trọng lượng từ 500-600 kg, nặng gấp 2 lần so với giống bò thông thường, cho giá trị kinh tế cao. Cũng chính vì thế mà ông Lương đã lựa chọn giống bò này để chăn nuôi phát triển kinh tế.
h1anh luong ben dan bo 3b
ông Đặng Đình Lương kiểm tra đàn bò
Theo ông Lương, giống bò 3B này phát triển nhanh, có trọng lượng lớn, ít bệnh tật. Con giống khi mới mua về nuôi có trọng lượng khoảng 100 kg, nuôi khoảng 15 tháng trở lên thì con sẽ được 500 kg, bò cũng dễ nuôi, nguồn thức ăn cho bò chủ yếu là phụ phẩm nông nghiệp đơn giản, dễ tìm như: Rơm rạ, cỏ, cám gạo, bột đậu và không tốn công chăn thả. Do quá trình sinh trưởng nhanh nên nhu cầu dinh dưỡng của bò 3B khá lớn, tối thiểu lượng thức ăn một ngày phải đạt 2,5% so với trọng lượng cơ thể. quá trình chăm sóc thấy đàn bò sinh trưởng, phát triển đồng đều và thích ứng tốt với điều kiện chăn nuôi. Theo tính toán của anh Lương, bình quân 1 con bò 3B trưởng thành cho thu nhập khoảng trên 50 triệu đồng, trừ chi phí, mỗi con cho lãi khoảng 15 triệu đồng, cao gấp 2–3 lần so với nuôi giống bò cỏ địa phương.
Nhận thấy đàn bò thích ứng tốt với môi trường, dễ chăm sóc, nhanh lớn ông Đặng Đình Lương tiếp tục tăng đàn và thuê nhân công để phát triển mô hình này. Đến nay, tổng đàn bò đã tăng lên 60 con, tạo việc làm và tăng thu nhập cho 4 nhân công lao động tại địa phương với mức lương 5 - 6 triệu đồng/tháng.
Nói về dự định trong thời gian tới, ông Lương chia sẻ: Ngoài mở rộng thêm quy mô trang trại, tôi sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm thịt từ việc áp dụng quy trình chăn nuôi tuần hòan, các chất thải từ bò sẽ dùng để trồng các loại cỏ, ngô, khoai để làm thức ăn cho bò. Đồng thời sẽ xây dựng sản phẩm VietGAP và nhận diện thương hiệu để đưa sản phẩm bò 3B của chúng tôi bán sản phẩm cuối cùng đạt hiệu quả cao hơn.”.
h2cong nhan tai trang trai
Mô hình đã tạo việc làm nâng cao thu nhập cho lao động tại  địa phương

Ông Dương Cao Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Môn cho biết: Mặc dù là xã thuộc thành phố nhưng diện tích đất trồng lúa, bạc màu và thấp trũng còn khá nhiều. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã bám sát để vận động một số hộ gia đình có điều kiện cũng như tâm huyết để tận dụng quỹ đất đai vùng sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả phát triển chăn nuôi, đầu tư theo hướng gia trại. gia đình ông Đặng Đình Lương là một trong những hộ dân đã mạnh dạn đi đầu trong việc chuyển đổi từ đất trồng lúa kém kém hiệu quả để xây dựng trang trại chăn nuôi bò và đã cho thấy mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là mô hình đáng để người dân đến tham quan học tập kinh nghiệm. Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ vận động, khuyến khích bà con nhân rộng mô hình nuôi bò 3B để phát triển kinh tế hộ gia đình. Đồng thời, tuyên truyền để người dân hấp thu tốt các chính sách hỗ trợ, nhằm khai thác tốt thế mạnh của địa phương, phát triển nông nghiệp đô thị giúp người nông dân nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống”.
Nguyễn Hoàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập64
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm57
  • Hôm nay22,942
  • Tháng hiện tại73,032
  • Tổng lượt truy cập83,129,027
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây