Học tập đạo đức HCM

Bình Dương tăng tốc tái cơ cấu nông nghiệp

Thứ tư - 30/08/2017 03:01
Bình Dương đang đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng ngành nông nghiệp với các chính sách hỗ trợ đầu tư và phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Bình Dương, nhờ đẩy nhanh mục tiêu này, 6 tháng đầu năm 2017, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng ổn định; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,7%; diện tích ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.

 binh duong tang toc tai co cau nong nghiep hinh anh 1

Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn thăm mô hình dưa lưới công nghệ Israel của anh Bùi Minh Sơn (TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương).  Ảnh: T.Đ

Tỷ trọng trồng trọt chiếm hơn 42%, chăn nuôi hơn 53% và dịch vụ chiếm 4,5% trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Tỷ lệ sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao đạt 80 - 100%, 100% diện tích cây lâu năm được cơ giới hóa trong khâu chăm sóc. Đánh giá của Sở NNPTNT cho thấy, mặc dù tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh giảm nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng.

Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Dương Nguyễn Tấn Bình cho biết, để đẩy nhanh phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giúp nông dân được tiếp cận với các mô hình mới trong sản xuất, giống mới, kỹ thuật canh tác... nhằm tăng cường năng suất, hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

Hiện, tỉnh Bình Dương có hơn 900 trang trại với diện tích sản xuất hơn 2.500ha. Các trang trại đều hướng vào sản xuất hàng hóa lớn. Mô hình kinh tế trang trại đang phát triển mạnh ở các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bàu Bàng và Bắc Tân Uyên. Lợi nhuận kinh tế đạt bình quân trên 500 triệu đồng/trang trại/năm.

Theo ông Nguyễn Tấn Bình, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ  nông dân sản xuất, như: Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây bưởi theo hướng VietGAP; thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển vùng cây ăn trái có múi, chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp kỹ thuật cao - nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến… Qua đó đã tạo điều kiện cho nông dân tích cực áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo Trần Đáng/Dân Viêt.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập601
  • Hôm nay99,018
  • Tháng hiện tại835,128
  • Tổng lượt truy cập93,212,792
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây