Học tập đạo đức HCM

Cả xã nuôi bò

Thứ tư - 21/01/2015 02:53
Đến xã Phú Cường (TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên), mọi câu chuyện trong xóm ngoài làng đều liên quan đến con bò
95% hộ dân trong xã nuôi bò, người nuôi ít cũng dăm bảy con, người nuôi nhiều vài chục con. Người ta gọi vùng đất ven đê này là “xã bò đất Bắc”. Đến thời điểm hiện tại, đàn bò thịt của Phú Cường ước khoảng 4.800 con, số lượng trung bình 5 con/hộ. Tổng thu nhập từ chăn nuôi năm 2014 đạt gần 40 tỷ đồng, đóng góp 54% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã. Với diện tích gần 300 ha vùng đất bãi, xã Phú Cường có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tận dụng lợi thế của vùng đất bãi màu mỡ, thích hợp với trồng cỏ và cây lương thực, bà con đã lấy chăn nuôi bò thịt để phát triển kinh tế hộ và làm giàu. Nuôi bò thịt theo hướng thâm canh là hướng đi khá hiệu quả. Trong chuồng nhà ông Vũ Văn Hạ (thôn Tân Mỹ II) luôn có từ 15 - 20 con bò thịt. Gia đình ông thường nuôi vỗ béo vì khả năng quay vòng vốn nhanh, chỉ 2 - 3 tháng là có thể xuất chuồng. Đàn bò lai Sind của ông con nào con nấy nung núc thịt, lông đỏ sẫm, mông bạnh ra, lưng phẳng lì. Toàn bộ diện tích đất bãi ven đê của gia đình được trồng cỏ voi làm thức ăn cho đàn bò. Ngoài cỏ, ông còn cho ăn thêm thân cây ngô, rơm và cung cấp lượng thức ăn tinh. Nếu chăm sóc và có khẩu phần thức ăn tốt, bò có thể tăng trọng 0,5 - 0,8 kg/con/ngày. Theo ông Hạ, nuôi bò thịt thâm canh có tính an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trừ chi phí cũng thu lãi từ 400 - 500 nghìn đ/con/tháng. Toàn bộ đàn bò của Phú Cường đều được nuôi thâm canh theo hướng nhốt chuồng. Nuôi bò thịt nhốt chuồng tuy phải đầu tư vốn lớn nhưng bù lại rất dễ nuôi, ít rủi ro, ít công chăm sóc, lại tận dụng được phụ phẩm từ nông nghiệp làm nguồn thức ăn. Bò nhốt chuồng nhanh lớn, tránh khỏi những tác động xấu từ thời tiết, và tiện công chăm sóc. Một mình chăm 2 đứa con nhỏ nhưng trong chuồng nhà chị Đàm Thị Tuyết không lúc nào dưới 10 con bò thịt. “Nuôi bò thịt thốt chuồng không vất vả, chỉ cần cho ăn 2 bữa/ngày, vừa an toàn lại không mất công chăn dắt. Mọi nơi còn sợ bò chết rét chứ nhốt chuồng thì chả lo bao giờ”. Chị cũng phấn khởi khoe mới xuất 2 con bò thịt được 75 triệu đồng, tuy giá không cao bằng mọi năm nhưng vẫn có lãi.
 NongNghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập198
  • Hôm nay27,281
  • Tháng hiện tại673,609
  • Tổng lượt truy cập88,028,679
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây