Ông Lâm Văn Dũng, Bí thư chi bộ, Trưởng khu vực phường Ngã Bảy, cho biết: Trước đây, toàn khu vực chỉ có 2ha trồng dâu xanh, dâu bòn bon, Hạ Châu. Sau thời gian, thấy cây dâu cho hiệu quả kinh tế cao, nhiều nhà vườn ở khu vực 7, phường Ngã Bảy mở rộng diện tích trồng dâu lên và thay thế những loại cây kém hiệu quả. Đến nay, toàn khu vực 7 trồng được 4ha dâu. So với cây cam sành, hiệu quả kinh tế của cây dâu cũng không thua gì, nên một vài nhà vườn mới trồng thêm khoảng 2ha nữa.
Lợi thế của cây dâu là tuổi thọ trung bình cao (từ 20-30 năm), cây càng lâu năm cho tàn càng lớn và cho trái càng nhiều, giá cả thị trường tiêu thụ ổn định.
Ông Nguyễn Văn Hương, ở khu vực 7, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, một trong những nhà vườn có kinh nghiệm trồng dâu lâu năm bộc bạch: “Tuy cây cam sành cho lợi nhuận cao, nhưng chi phí đầu tư cao, hay bị bệnh, tuổi thọ ngắn, nên gia đình tui không chọn cây cam sành là cây chủ lực trồng ở vườn nhà mình. Gần 20 năm về trước, trên diện tích đất nhà tui chủ yếu trồng dâu Hạ Châu và chôm chôm, năng suất chỉ được từ 5-7 tấn/ha, lãi từ 30-40 triệu đồng/vụ. Mặc dù có hiệu quả, nhưng sau khi học hỏi kinh nghiệm ở một số địa phương lân cận, tui thấy, trồng cây dâu xanh (dâu da bảo) và dâu bòn bon cho hiệu quả cao hơn. Tui mua 28 gốc dâu xanh về trồng thử nghiệm, 4 năm sau dâu cho trái chiếng, vụ đầu tiên trừ chi phí tui bán lãi gần 8 triệu đồng. Từ đó, tui quyết định đốn bỏ diện tích trồng dâu Hạ Châu để trồng dâu xanh, dâu bòn bon. Đến nay, diện tích dâu trên 1ha, với 400 gốc, trong đó được 300 gốc đã cho trái. Mấy năm qua, mỗi vụ tui thu nhập từ 200- 300 triệu đồng/ha. Hơn một tháng nữa là thu hoạch vụ dâu mới, nếu giá giữ ở mức dâu xanh là 14.000 đồng/kg và dâu bòn bon từ 8.000-10.000 đồng/kg, thì vụ dâu năm nay lãi từ 300 triệu đồng trở lên”. Cũng theo ông Hưng, để dâu đạt năng suất, thì kỹ thuật trồng là 10 cây dâu cái phải có 1 cây dâu đực trồng xen, để cho cây thụ phấn cao và phải thường xuyên chăm sóc diệt sâu đục thân, sâu lá, tưới đủ phân, đủ nước. Thu hoạch xong, phải tỉa nhánh hết để cho cây tốt. Trước khi cho ra hoa, phải siết nước khô một thời gian, sau đó tưới nước đầy đủ để cây ra hoa trở lại.
Trong 3 năm qua, thị xã Ngã Bảy đã chuyển đổi 400ha vườn tạp, trong đó riêng năm 2013 chuyển đổi 200ha đất trồng lúa sang trồng cây có giá trị kinh tế cao như cam sành, mãng cầu… Diện tích phát triển trồng dâu xanh và dâu bòn bon chuyển đổi cây trồng khác tập trung nhiều ở khu vực 7, phường Ngã Bảy. Ông Nguyễn Thanh Hồng, Bí thư phường Ngã Bảy, cho biết: Trong kế hoạch của phường, cây dâu là một trong những loại cây ăn trái được chọn để cải tạo diện tích vườn tạp, chuyển đổi cây trồng không hiệu quả và cũng là cây trồng sẽ gắn kết với phát triển vườn sinh thái để khai thác du lịch sinh thái trên địa bàn.
Ông Nguyễn Hữu Trí, Phó phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy, nhận xét: Trong thời gian qua, trên địa bàn phát triển nhất là trồng cây cam sành, còn các cây trồng khác có phát triển nhưng không nhiều. Thời gian tới, phòng sẽ rà soát lại diện tích trồng dâu trên địa bàn, để nắm tình hình và có kế hoạch phát triển loại cây trồng cho hợp lý.
Toàn thị xã Ngã Bảy có 3.366ha diện tích trồng cây ăn trái, trong đó diện tích cây cam sành trên 2.696ha, có 77ha trồng xoài còn 593ha cây ăn quả các loại.
Theo Báo Hậu Giang Online.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;