Học tập đạo đức HCM

Làm thuê để học làm… ông chủ

Chủ nhật - 16/03/2014 21:29
Tiếp nối nghề truyền thống của quê hương, anh Ngô Doãn Hòa (36 tuổi) ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, Nam Định đã phát triển và khẳng định thương hiệu sản phẩm đồ gỗ truyền thống quê nhà.
Anh Hòa kể: Bố mẹ anh đều làm ruộng. Học hết cấp 2, anh phải nghỉ học, đi phụ việc cho các xưởng mộc trong làng. Vì khéo tay nên anh thường được giao việc vẽ các chi tiết hoa văn. Năm 18 tuổi anh quyết định “Nam tiến” vừa đi làm thợ, vừa học thêm nghề mộc. Anh xin làm thợ trong một xưởng sản xuất đồ gỗ công nghiệp ở TP. HCM. Sau một thời gian ngắn làm tại đây, anh nhận ra mặt hàng gỗ công nghiệp sẽ có tương lai, anh đã có ý tưởng về quê mở xưởng sản xuất mặt hàng này. 
Anh Ngô Doãn Hòa (trái) và ông Vũ Mạnh Khỏa - Chủ tịch Hội ND thị trấn Cổ Lễ.
Anh Ngô Doãn Hòa (trái) và ông Vũ Mạnh Khỏa - Chủ tịch Hội ND thị trấn Cổ Lễ.

Năm 2002, khi tay nghề đã vững, được sự giúp đỡ của Hội ND huyện và thị trấn Cổ Lễ, anh được Ngân hàng CSXH cho vay 15 triệu đồng, cùng với vốn của nhà, anh thuê đất ở trung tâm thị trấn mở xưởng mộc. Sau 12 năm gắn bó với nghề mộc, đến nay gia đình anh có 2 xưởng sản xuất với diện tích từ 200- 400m2 và cửa hàng trưng bày sản phẩm rộng 400m2 chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng: Bàn, ghế, giường, tủ… Chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, các sản phẩm do xưởng anh sản xuất không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà còn xuất đi nhiều tỉnh lân cận khác.

Anh Hòa cho biết: “Bí quyết tạo nên thành công của tôi hôm nay chính là niềm đam mê với nghề, thường xuyên thay đổi mẫu mã theo thị hiếu của người tiêu dùng, đảm bảo kỹ, mỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá bán phải chăng được người mua chấp nhận”.

Ông Vũ Mạnh Khỏa- Chủ tịch Hội ND thị trấn Cổ Lễ nhận xét, anh Ngô Doãn Hòa là tấm gương tiêu biểu cho lớp trẻ "ly nông, không ly hương", làm giàu trên chính quê mình. Mỗi năm, gia đình anh bán ra thị trường trên 2.000 sản phẩm trị giá gần 2 tỷ đồng. Xưởng mộc của anh đang tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 20 lao động, với lương bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.

Bà con muốn tìm hiểu nghề làm đồ gỗ nội thất liên hệ với anh Hòa, số điện thoại: 01686.893.405.
 
Theo Danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập204
  • Hôm nay33,955
  • Tháng hiện tại212,522
  • Tổng lượt truy cập90,275,915
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây