Học tập đạo đức HCM

Hết du canh du cư, thu trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi bò

Thứ tư - 28/12/2016 10:11
Thực hiện chương trình phối hợp, đến nay Hội ND các cấp tỉnh Yên Bái đã ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) giúp hội viên, nông dân nghèo và các đối tượng chính sách khác vay 669,7 tỷ đồng. Nhiều hộ nghèo nhờ đó mà làm ăn khấm khá, ổn định cuộc sống.

Vay một đồng, lãi gấp ba

Nghe thì có vẻ hơi khó tin, nhưng đó là chuyện có thật của gia đình chị Giàng Thị Chu, xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải. Chị Chu cho hay, cách đây mấy năm, chị và gia đình chưa dám vay vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH mặc dù cán bộ Hội ND thường xuyên vận động, tuyên truyền. “Mình biết cái bụng mọi người đều tốt, nhưng nhà mình nghèo sợ vay về không biết làm gì thì xấu hổ. Nhưng cán bộ  Hội ND và cán bộ tổ vay vốn bày cách cho nuôi bò sinh sản, vậy là mình mạnh dạn vay 30 triệu đồng vốn hộ nghèo để làm theo hướng dẫn”.

 het du canh du cu, thu tram trieu moi nam nho nuoi bo hinh anh 1

Vay vốn Ngân hàng CSXH đầu tư nuôi bò sinh sản đã giúp nhiều hộ nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) thoát nghèo. Ảnh: Nguyễn Công

Hiện nay, Hội ND tỉnh Yên Bái đã tham gia ủy thác 15 chương trình tín dụng ưu đãi, giúp hơn 25.100 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay 669,7 tỷ đồng thông qua 730 tổ tiết kiệm và vay vốn…

Từ 30 triệu đồng, gia đình chị Chu phát triển, nhân đàn bò sinh sản. Cuối năm 2015, gia đình chị bán bớt bò, thu về gần 100 triệu đồng. “Giờ có cách làm ăn, vốn gốc của ngân hàng cũng trả hết rồi, yên tâm không du canh, du cư nữa…”-chị Chu thổ lộ.

Xã Dế Xu Phình có 100% hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Để triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi, cán bộ hội, đoàn thể và cán bộ phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mù Cang Chải hơn 10 năm qua đã kiên trì tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đồng bào sử dụng vốn vay. Không chỉ thoát nghèo, vươn lên khá giả, nhiều hộ còn hào hứng ủng hộ các hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn. Ông Hảng Ông Xay (bản Phình Hồ) phấn khởi khoe: “Được vay 38 triệu đồng từ 2 chương trình tín dụng ưu đãi, mình đầu tư nuôi bò sinh sản, dẫn mương lấy nước trồng rau màu, bình quân mỗi năm cũng có thu nhập 100 triệu đồng…”.

Đối với các huyện vùng thấp của Yên Bái, đồng vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH cũng đã giúp nhiều hộ nghèo có điều kiện vươn lên, tự tin hơn khi xây dựng được mô hình kinh tế hiệu quả. Ông Hồ Văn Thạch ở thôn 3, xã Hòa Cuông (Trấn Yên) khoe: “Từ năm 2009 đến nay, nhà tôi được vay 2 lần vốn ưu đãi. Nhờ đó tôi đã gây dựng được đàn trâu 4 con và trồng 3ha quế…”.

Tập trung giúp hộ nghèo vươn lên

Theo ông Trương Viết Tân-Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trấn Yên, một trong những yếu tố đảm bảo sự tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng là sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền đối với vốn tín dụng chính sách. Các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác cũng phải hoạt động đều tay, phối hợp nhịp nhàng với Ngân hàng CSXH trong việc giải ngân nguồn vốn; hỗ trợ, hướng dẫn hộ nghèo và các đối tượng chính sách cách sử dụng đồng vốn vay hiệu quả.

“Thực tế cho thấy, ở hầu hết các địa phương có chất lượng tín dụng ưu đãi tốt là bởi ở đó việc hướng dẫn, tập huấn, dạy nghề cho nông dân có hiệu quả…”-ông Tân khẳng định.

Ông Hoàng Việt Hưng-Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Yên Bái cho biết, xác định nguồn tín dụng chính sách rất quan trọng trong sự nghiệp giảm nghèo ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc nên những năm qua, Hội ND các cấp trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH trong việc triển khai thực hiện các chương trình cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn.

“Thông qua việc thực hiện chương trình ủy thác vốn tín dụng chính sách, đội ngũ cán bộ hội, nhất là cán bộ trực tiếp thực hiện các nội dung, công việc có liên quan đến vốn đã thực sự trưởng thành, nâng cao được năng lực công tác. Tham gia thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi đã góp phần giúp các cấp Hội có thêm điều kiện, nguồn lực để đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực… Ngân hàng CSXH thì tiết giảm được chi phí, tăng hiệu quả, chất lượng giám sát, kiểm tra”- ông Hoàng Việt Hưng bày tỏ.

Tác giả bài viết: Phương Đông

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại284,755
  • Tổng lượt truy cập92,662,419
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây