Học tập đạo đức HCM

Trồng cói trên cánh đồng nhiễm phèn, thu trăm triệu

Thứ hai - 26/12/2016 21:53
Với tư duy dám nghĩ dám làm, lão nông Nguyễn Văn Phó (64 tuổi, trú thôn Gia An Đông, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) đã bỏ ra gần 500 triệu đồng cải tạo 3ha đất nhiễm phèn, nhiễm mặn bỏ hoang để trồng cây cói. Ngoài mô hình trồng cói, ông còn kết hợp trồng mì (sắn), chuối và nuôi cá… cho thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Tháng 4.2013, thuê được hơn 3ha đất hoang nhiễm phèn, ông Phó huy động máy móc, nhân công đào 200m mương thoát nước xung quanh; gia cố 1 kênh mương dài 50m bằng bê tông với nhiệm vụ thoát phèn ra sông. Ngoài ra, ông còn mua cả trăm xe đất nông hóa, cát trộn với vôi bột cải tạo thành đất tơi xốp… Ông Phó đã đầu tư 80 triệu đồng mua giống trồng 20 sào cói. Sau 3 năm cải tạo, ông Phó đã “chôn” gần 500 triệu đồng xuống ruộng cói, biến nơi này thành cánh đồng xanh mướt.

 trong coi tren canh dong nhiem phen, thu tram trieu hinh anh 1

Ông Nguyễn Văn Phó bên ruộng cói của mình. Dũ Tuấn

 Theo tính toán của lão nông Nguyễn Văn Phó, chi phí trồng cói thấp hơn 50% so với trồng lúa. Trong khi đó, trồng 1 sào cói sẽ thu hoạch liên tục từ 3 - 4 năm và cho thu nhập khá ổn định, từ 2,5 - 3 triệu đồng/sào/năm. “Vụ vừa rồi, dù mới trồng thử nghiệm nhưng tôi đã thu được trên 40 triệu đồng tiền bán cói. Nếu thời tiết thuận lợi, chắc chắn thu thêm gần 40 triệu đồng nữa…”- ông Phó tiết lộ.

 

 trong coi tren canh dong nhiem phen, thu tram trieu hinh anh 2

Lão nông Nguyễn Văn Phó trồng cói vì mối duyên nợ với nghề dệt chiếu truyền thống. Dũ Tuấn

Bên cạnh việc phát triển cánh đồng cói, ông Phó còn đầu tư hơn 50 triệu đồng nạo vét 10.000m2 mặt nước để thả cá. Ngoài ra, ông tận dụng chân đất quanh mương trồng mì, chuối… Ông Nguyễn Đức Đạm - Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn cho biết: “Bằng nghị lực và đầu óc tính toán, ông Phó đã biến cánh đồng tưởng như vĩnh viễn bỏ hoang thành cánh đồng cói xanh tốt. Thành công ban đầu của ông không chỉ mang lại thu nhập cho gia đình ông mà còn giúp cho bà con trong làng nghề dệt chiếu truyền thống của địa phương có thêm nguồn nguyên liệu…”.

Theo Dũ Tuấn/Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập508
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại845,778
  • Tổng lượt truy cập93,223,442
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây