Học tập đạo đức HCM

Kiếm bạc triệu mỗi ngày từ ụ cỏ bẫy lươn

Thứ hai - 22/09/2014 23:16
Dù nghề này chỉ “ăn nên làm ra” trong 3 tháng nước lũ, nhưng nó đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người dân ở miền Tây.

Nước tràn đồng cũng là lúc nhiều nghề mùa lũ vào mùa, trong đó, có nghề độn mô cỏ xúc lươn. 

Hiện nay để bắt con lươn đồng, người dân sử dụng nhiều biện pháp, như đặt trúm, xuyệt điện, thả câu, ụ cỏ... Trong đó, với cách như đặt trúm, ụ cỏ là hai cách bắt lươn truyền thống của người dân miền Tây. Đặc biệt với cách ụ cỏ bắt lươn, ngày nay không còn mấy người dân sử dụng nếu không muốn nói nghề này đang dần bị mai một. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương ở Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long... nghề này vẫn còn nhiều nông dân "nuôi giữ" nhưng chỉ hoạt động mạnh vào những tháng nước nổi.

Ông Nguyễn Văn Tuấn - một lão nông ở ấp Tân Long, xã Hòa Mỹ (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) có hơn 5 năm kinh nghiệm trong nghề ụ cỏ xúc lươn cho biết: "Ở quê tôi bắt lươn theo cách dùng cỏ, ụ thành mô rồi xúc lươn hiện nay không còn nhiều người làm như 5 - 6 năm về trước. Với nghề này, chỉ làm ăn thuận lợi nhất là vào những tháng nước nổi. Lúc này, nước tràn đồng, lươn sinh sản nhiều, bà con tha hồ ụ cỏ xúc lươn."

Theo ông Tuấn cho biết, nếu gia đình nào có 3 -4 người, ụ từ 80 - 100 ụ cỏ thì có thể kiếm bạc triệu mỗi ngày. Riêng ông Tuấn, do tuổi cao nên mỗi ngày ông chỉ đủ sức ụ khoảng 20 ụ cỏ, mỗi đêm xúc được 4 -5kg lươn. Hiện tại 1kg lươn loại 1 từ 4 - 5 con/kg có giá từ 130.000 - 150.000 đồng; loại 2 từ 6 - 8 con/kg giao động từ 100.000 - 120.000 đồng; loại 3 khoảng 10 con trở lên có giá từ 70.000 - 90.000 đồng.

Hiện tại, có nhiều hộ xúc lươn bán hết (lươn lớn và nhỏ), tuy nhiên với hộ ông Tuấn và có nhiều hộ dân khác thì chỉ bán lươn loại 1 và 2. Tất cả lươn loại 3 và nhỏ hơn người dân cho vào "ao nhân tạo" (dùng bạc nilon căng 4 góc trên nền đất) để thả nuôi. Sau 4 -5 tháng nuôi, lươn đạt trọng lượng từ 200gr bà con mới bán lươn.

Mới đây, PV có dịp cùng nông dân Nguyễn Văn Tuấn để đi ụ cỏ, xúc lươn. Công việc thật thú vị nhưng cũng lắm gian nan với nghề bắt lươn theo cách truyền thống này.

Ông Tuấn bắt đầu công việc phát cỏ, ủ lươn của mình trên chiếc xuồng máy này
Ông Tuấn bắt đầu công việc phát cỏ, ủ lươn của mình trên chiếc xuồng máy này

Ông Tuấn bắt đầu công việc xúc lươn từ 1 giờ sáng
Ông Tuấn bắt đầu công việc xúc lươn từ 1 giờ sáng
 
Công việc phát cỏ ụ lươn, có thể làm từ buổi chiều hôm qua
Công việc phát cỏ ụ lươn, có thể làm từ buổi chiều hôm qua
 
Ông Tuấn dùng cỏ vừa phát để ụ thành mô như thế này
Ông Tuấn dùng cỏ vừa phát để ụ thành mô như thế này
 
Còn đây là dụng cụ xúc lươn của ông Tuấn
Còn đây là dụng cụ xúc lươn của ông Tuấn
 
Để xúc có lươn nên đi từ 1 -2 giờ sáng, vì nếu trễ quá (khi có ánh nắng) lươn sẽ ra khỏi ụ cỏ
Để xúc có lươn nên đi từ 1 -2 giờ sáng, vì nếu trễ quá (khi có ánh nắng) lươn sẽ ra khỏi ụ cỏ
Để xúc có lươn nên đi từ 1 -2 giờ sáng, vì nếu trễ quá (khi có ánh nắng) lươn sẽ ra khỏi ụ cỏ
 
Trung bình một ụ cỏ, ông Tuấn xúc từ 3 -4 con lươn
Trung bình một ụ cỏ, ông Tuấn xúc từ 3 -4 con lươn
 
Ngoài ra, còn bắt được một số loài khác như: rắn, cua, ốc, cá....
Ngoài ra, còn bắt được một số loài khác như: rắn, cua, ốc, cá....
 
Ngoài ra, còn bắt được một số loài khác như: rắn, cua, ốc, cá....
Khi mang về nhà, ông Tuấn chọn lươn lớn mang đi bán. Còn lươn nhỏ ông Tuấn mang ra "ao nhân tạo" thả nuôi
 
Sau 4 -5 tháng thả nuôi, ông Tuấn xúc ao, bán lương thu từ 10 - 15 triệu đồng
Sau 4 -5 tháng thả nuôi, ông Tuấn xúc ao, bán lương thu từ 10 - 15 triệu đồng
 
Sau 4 -5 tháng thả nuôi, ông Tuấn xúc ao, bán lương thu từ 10 - 15 triệu đồng
Thịt lươn không chỉ là một loại thực phẩm ăn thường ngày mà còn là nguồn nguyên liệu quý để bào chế thành nhiều bài thuốc qua các món ăn rất tốt cho sức khỏe.
 
Nguồn: dantri.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập298
  • Hôm nay68,882
  • Tháng hiện tại804,992
  • Tổng lượt truy cập93,182,656
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây