Học tập đạo đức HCM

Thâm canh sầu riêng

Thứ năm - 25/09/2014 04:54
Năm 2014, Chi cục BVTV tỉnh Khánh Hòa, Trạm BVTV huyện Khánh Sơn đã triển khai mô hình thâm canh sầu riêng tại xã Sơn Trung nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, tăng thu nhập.
 
Thâm canh sầu riêng
Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh sầu riêng


Mô hình này được triển khai tại vườn sầu riêng 7 năm tuổi với diện tích 2 ha của hộ ông Nguyễn Tình, thôn Chi Chay. Đây cũng điểm trình diễn và tập huấn cho nông dân địa phương nắm bắt tiến bộ kỹ thuật mới vào SX. Trước khi triển khai, cán bộ kỹ thuật Trạm BVTV đã tập huấn kỹ thuật SX cho 40 nông dân.  

Ông Nguyễn Tình cho biết, trước kia SX sầu riêng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, bón phân không hợp lý, nay thông qua mô hình ông đã nắm được cách bón phân bài bản cộng với việc chăm sóc thường xuyên nên vườn sầu riêng ít xảy ra sâu hại.

Tuy nhiên một số bệnh sầu riêng mắc phải là xì mủ, rầy phấn, nấm trái đã được xử lý nhanh chóng. Kết quả mô hình so sánh với vườn không áp dụng mô hình cho thấy, sầu riêng nhà ông Tình năng suất tăng gấp đôi, đạt 5 tấn trái/ha, doanh thu hơn 85 triệu đồng và lợi nhuận gần 80 triệu. Hơn nữa vườn sầu riêng nhà ông được giảm 2 lần phun thuốc trừ sâu so với vườn không áp dụng mô hình.

“Từ khi áp dụng quy trình kỹ thuật tôi chuyển sang sử dụng bón phân hữu cơ, phân đơn và vệ sinh, cắt cành tỉa tán tạo độ thông thoáng cho vườn. Vì vậy chắc chắn vụ mùa tới sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn”, ông Nguyễn Tình khẳng định.

Tại hội thảo tổng kết mô hình thâm canh sầu riêng, ông Nguyễn Văn Tiến, một nông dân cho biết: “Thông qua lớp học lý thuyết và tham quan mô hình sắp tới tôi sẽ áp dụng quy trình thâm này cho diện tích 1 ha sầu riêng của gia đình để tăng thu nhập”.

Ông Tô Thái Nuê, Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Khánh Sơn cho biết, thực lãi mô hình gần 125 triệu đồng, với con số này quả là rất lớn, rất có ý nghĩa nếu chúng ta áp dụng đồng bộ trên diện tích toàn xã và toàn huyện. Sắp tới trạm sẽ tiếp tục tiến hành hướng dẫn nông dân thực hiện mô hình vận dụng theo chương trình IPM để giảm được 2 lần phun thuốc trừ sâu và 2 lần phun thuốc trừ bệnh/vụ.

Từ đó góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tạo sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đó mới là thành công lớn nhất của mô hình.

nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập157
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại222,006
  • Tổng lượt truy cập90,285,399
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây