Học tập đạo đức HCM

Nuôi ong thu tiền tỷ mỗi mùa ở Mộc Châu

Thứ ba - 23/09/2014 22:12
Chàng trai từ Buôn Mê Thuột cùng gia đình rong ruổi các tỉnh tìm nơi có thời tiết phù hợp để nuôi 700 đàn ong. Sau cả trăm lần bị ong đốt, anh có doanh thu tiền tỷ từ việc lấy mật.
Nhiều người ví người nuôi ong như những người du mục bởi trong vòng một năm họ phải di chuyển hết vùng này đến vùng khác để kiếm thức ăn cho ong. Những nơi lý tưởng để kiếm mật là Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc. Vụ thu hoạch mật kéo dài từ tháng 11 tới tháng 5 (âm lịch). Vào thời điểm này, trên cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) phải có đến gần 100 trại lớn nhỏ, mỗi trại nuôi tới hàng trăm đàn. Ong nuôi lấy mật phổ biến giống nhập từ Italy và một số nước khác. Giống ong ngoại cho năng suất mật cao hơn nên vẫn được người nuôi ưa chuộng. Tuy nhiên, ong ngoại thường chịu rét kém hơn ong nội nên vào mùa đông giá rét nhiều đàn ong lại phải di chuyển về phương Nam tránh rét. 
Chàng thanh niên tên Nam (21 tuổi), quê Buôn Mê Thuột (Đắc Lắc) đã có hơn 4 năm trong nghề. Gia đình anh nuôi khoảng 700 đàn, chia nhau trên khắp cả nước. Trung bình mỗi địa điểm Nam chỉ lưu trú khoảng một tháng. Hiện một mình Nam quản lý 171 đàn ong trên Mộc Châu.
Nam di chuyển qua các tỉnh như Bình Phước, Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắk Lắk, Gia lai, Sơn La... hay miền Tây Nam Bộ như Bến Tre, Tiền Giang... một năm khoảng hơn chục lần để nuôi ong.  Anh cho biết, ong phải di chuyển nhiều để phù hợp thời tiết và lấy thức ăn. Có như vậy, ong mới cho ra năng suất cao khi vào mùa lấy mật.
Thức ăn chủ yếu trong mùa khai thác mật là phấn hoa trộn với đường và bột đậu nành (rang chín, xay mịn) để nuôi ấu trùng, sinh nở và tồn tại đàn ong.
Mỗi tổ được tính là một đàn. Ong thường có các bệnh chí, thối ấu trùng. Tuổi thọ của một ong thợ là 45 ngày. Nhưng qua quá trình đi làm, tuổi thọ của nó chỉ còn khoảng 30 ngày, riêng ong chúa từ 2 đến 3 năm.
Trong tổ duy nhất có một con ong chúa, nó to hơn hẳn ong thợ và có mầu đậm hơn, làm nhiệm vụ sinh sản và "điều hành" toàn bộ tổ.
Cửa tổ ong rất nhỏ, chỉ vừa cho ong chui lọt. Khi lấy phấn về ong chui qua cửa, những hạt phấn ong bị gạt lại rơi xuống khay. Đàn ong ổn định và không có bệnh tật mỗi năm cho ra khoảng 40kg mật. Vào mùa thu mật, nếu thời tiết tốt thì 7-10 ngày sẽ cho một vòng. Những trại ong có nhiều đàn thì người nuôi ngày ngày phải lấy mật từ sáng tới tối.
Phấn ong được lấy về phơi khô dành làm thức ăn cho ong trong mùa lấy mật, có mùi thơm và vị ngọt.
Ong thường rất ít đốt, phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Người nuôi bị đốt cả trăm lần một mùa là chuyện bình thường. Tuy nhiên, không phải ai cũng thường xuyên mang theo đồ bảo hộ.
Người nuôi di chuyển tới các khu vực dân cư thường bị dân phản đối, đuổi hoặc đập trại do họ không biết rõ về ong.Trong ảnh là nhóm nuôi đến từ Tuyên Quang. Họ nuôi cùng lúc nhiều đàn, rải rác khắp nơi. Những lúc lấy mật sẽ phải huy động 4 đến 5 người. Vào mùa họ phải làm từ sáng tới tối.
Ong sợ khói nên trước khi giũ ong ra họ cần phải đốt những lõi ngô để tạo khói. 
 "Ong nuôi lấy mật thường không gây hại, chỉ đau một chút thôi", Nam nói.
Cách lấy mật của người nuôi ong là xịt nước cho cánh ong bị nước ướt không bay được lên. 
Sau đó giũ ong ra trước khi lấy mật.
Sau khi đã giũ toàn bộ, ong được cho vào lồng quay để cho mật văng ra.
Những chai mật ong ánh vàng được bán ven đường cùng với các đồ nông thủy sản vùng cao nguyên Mộc Châu. Mật chủ yếu bán cho tư nhân thu mua và có giá bán lẻ vào khoảng 120.000  - 200.000 đồng/lít (tùy loại). Với khoảng 40 lít mật ong/chuồng, trung bình gia đình Nam mỗi vụ có doanh thu vài tỷ đồng từ con số 700 chuồng ong này.

Năm 2013 là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu mật ong vào Mỹ vượt mốc 30.000 tấn và đạt doanh thu trên 75,668 triệu USD. Giá bình quân xuất khẩu vào Mỹ là 3,31 USD. Với lượng mật xuất sang Trung Đông, Nhật bản, EU và một số nước châu Á khác Việt Nam đạt khoảng 34.000 tấn kim ngạch xuất khẩu (85 triệu đô). Con số nói trên là một bước tiến nhảy vọt của ngành ong.

Trong khoảng hai năm tới lệnh bán phá giá của Mỹ đối với mật ong Trung Quốc (2,48 US$/kg) gần như chắc chắn được dỡ bỏ. Như vậy, mật ong Việt Nam sẽ phải đối mặt với việc cạnh tranh với mật ong giá rẻ của Trung Quốc tại thị trường Mỹ. Ngành ong khuyến cáo các công ty xuất khẩu mật ong và người nuôi ong cần chú ý đến chất lượng của mật để nâng giá xuất khẩu và cần cố gắng làm các thủ tục để được cấp chứng chỉ Nguồn mật ong thực (True source), để có lợi thế xuất khẩu và Mỹ, EU cũng như các thị trường khác.

Theo Vũ Minh Quân

Zing

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập431
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại218,999
  • Tổng lượt truy cập90,282,392
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây