Học tập đạo đức HCM

Tập trung nguồn lực để về đích đúng hẹn

Thứ bảy - 27/09/2014 01:55
Chỉ còn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2014. Thời điểm này, những xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) ở các huyện trên địa bàn Hà Nội đang vào chặng nước rút để về đích đúng hẹn. Tuy nhiên, để đạt kết quả này không phải là điều dễ dàng, bởi những tiêu chí chưa đạt đều đang cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Ít mà khó
Đến thời điểm này, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh đã hoàn thành 14/19 tiêu chí, 5 tiêu chí còn lại đang gặp rất nhiều khó khăn như: giao thông, thủy lợi nội đồng, cơ sở vật chất văn hóa, trường học... Tương tự tại xã Hoàng Kim, huyện Mê Linh, đã hoàn thành 13 tiêu chí, còn 6 tiêu chí chưa đạt, trong đó 4 tiêu chí khó hoàn thành. Đặc biệt, hiện Hoàng Kim chưa có trường mầm non trung tâm, 3 thôn chưa có nhà văn hóa. Theo lãnh đạo UBND huyện Mê Linh, ngoài 2 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2013, toàn huyện Mê Linh có 9 xã đạt từ 12 - 16 tiêu chí, dự kiến sẽ đạt chuẩn NTM vào cuối năm nay. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là nguồn vốn để thực hiện những tiêu chí chưa đạt là rất lớn, trong khi khả năng của huyện còn hạn chế.
Trường học đạt chuẩn là tiêu chí khó hoàn thành của nhiều xã.
Trường học đạt chuẩn là tiêu chí khó hoàn thành của nhiều xã.
 
Không chỉ Mê Linh, hầu hết các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm nay đều rơi vào tình trạng chung là thiếu vốn. Ông Đỗ Trung Hải - Chủ tịch UBND xã Minh Khai, huyện Hoài Đức cho biết, đến nay Minh Khai đã có 18 tiêu chí đạt và cơ bản đạt. Tuy nhiên, còn một số tiêu chí, nếu không quan tâm sẽ xảy ra tình trạng khó đạt, hoặc đạt rồi lại không đạt, đó là tiêu chí môi trường. Theo ông Hải, những năm gần đây, tiêu chí môi trường được làm tốt, nhưng kênh T5 trên địa bàn xã do kinh phí không có, chủ đầu tư tuyên bố dừng, do vậy ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng. Vừa qua, xã đã phải đầu tư khoảng 100 triệu đồng để nạo vét, song cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Ngoài ra, còn 2 tiêu chí chưa hoàn thành là giao thông và thủy lợi nội đồng, do kinh phí quá lớn. 
Tháo gỡ khó khăn
Theo kế hoạch, năm 2014, Hà Nội phấn đấu có thêm ít nhất 62 xã đạt chuẩn NTM. Con số này không phải là quá khó, bởi nhiều huyện còn phấn đấu vượt mức kế hoạch TP giao về số xã đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề là từ nay đến cuối năm, các xã phải cố gắng hoàn thành những tiêu chí khá nặng, liên quan đến nguồn vốn đầu tư lớn. 
Lãnh đạo các huyện đều cho rằng, những giải pháp để hoàn thành mục tiêu là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các xã trong kế hoạch. Bên cạnh đó, tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ từ TP, đồng thời tăng cường tổ chức đấu giá đất, vận động người dân làm tốt công tác môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trên địa bàn; ưu tiên đầu tư hỗ trợ từ ngân sách cho các dự án phát triển sản xuất và trường học, y tế. Huy động và tranh thủ tối đa nguồn lực để đầu tư hoàn thành các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, giúp các xã về đích NTM theo đúng tiến độ. 
Ông Lê Thiết Cương - Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho rằng, để hoàn thành kế hoạch được giao, các huyện cần tập trung nguồn lực ưu tiên cho các xã, phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm nay thông qua việc tận dụng các nguồn lực từ đấu giá đất và nguồn lực từ các dự án, chương trình. Các xã phải rà soát, điều chỉnh lại các dự án, đề án NTM, bởi thực tế đã có nhiều thay đổi. Các địa phương cũng cần làm tốt công tác tuyên truyền, không ngừng vận động các cơ quan, doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân tham gia, ủng hộ chương trình xây dựng NTM. Trước mắt, từ nay đến cuối năm, TP sẽ bố trí 500 tỷ đồng để thanh toán các khoản chi phí đào đắp, dồn điền đổi thửa và thưởng cho các xã đạt chuẩn NTM năm 2013. Ngoài ra, các dự án nước sạch trên địa bàn một huyện hiện đang được các cấp, các ngành phấn đấu thực hiện theo chủ trương của TP.
Bài, ảnh: Hoàng Quyết
theo ktdt
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập464
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại184,979
  • Tổng lượt truy cập88,863,313
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây