Chỉ với mảnh đất hơn 1.000m2 ban đầu, nhờ đảm đang biết trồng trọt, chăn nuôi mà chị Quàng Thị Hưng (dân tộc Thái), tiểu khu 2, xã Mường Bú, huyện Mường La (Sơn La) đã trồng xen ghép các loại cây ăn trái và làm chuồng trại chăn nuôi, rồi mở mang thêm diện tích, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Trẻ, khỏe làm thuê mãi sao đành
Sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình điều kiện không mấy khá giả, khi chị Hưng lập gia đình, bố mẹ chỉ cho được hơn 1.000 m2 đất vừa dựng nhà, vừa canh tác. Để có thu nhập thêm, hàng ngày vợ chồng chị phải đi làm thuê, làm mướn. Chị Hưng tâm sự: “Vợ chồng trẻ còn sức khỏe đi làm thuê mỗi ngày cũng chỉ kiếm được 100.000- 200.000 đồng. Tuy có đồng ra đồng vào nhưng nghĩ về lâu về dài cứ làm thuê mãi thì không đành, nên tôi bàn bạc với chồng, chuyển 1.000 m2 đất sang trồng cây ăn quả, làm chuồng trại chăn nuôi".
Bên cạnh trồng cây ăn quả, chị Quàng Thị Hưng còn chăn nuôi lợn có thêm thu nhập. arnh: Vi Định
Chị Hưng cho biết, ban đầu chưa biết nhiều về kỹ thuật nên chị chỉ trồng thí điểm 100 gốc táo quanh nhà. Sau thời gian chăm sóc, chị nhận thấy cây táo phát triển mạnh, quả to, ngọt, thương lái đến hỏi mua liên tục với số lượng lớn. Nhờ thế ngay vụ táo đầu tiên, vợ chồng chị đã bán được giá, lãi vài chục triệu đồng. Hiệu quả trông thấy nên chị và gia đình quyết định mở rộng diện tích đất trồng táo. Cùng với số vốn tích góp được sau mấy năm canh tác táo trên mảnh đất 1.000m2, chị mạnh dạn đầu tư mua thêm đất nương và thầu thêm đất vườn. Tích cóp dần dần, đến nay chị đã có được 2ha đất, trồng 813 gốc táo. Trong khi trồng, chị tìm hiểu thêm kỹ thuật qua sách báo và tích cực tham gia tập huấn khuyến nông, tham quan thực tế các trang trại trồng táo do Hội Phụ nữ, Hội Nông dân xã, huyện tổ chức. Nhờ vậy kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi của vợ chồng chị Hưng ngày một nhiều.
Trồng xen nhiều tầng cây
Nói về kỹ thuật trồng cây ăn quả, chị Hưng chia sẻ, cây táo, bưởi hay mắc bệnh phấn trắng, còn cây xoài hay bị sâu đục thân xâm hại. Chính vì vậy người trồng phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình sâu bệnh và sử dụng thuốc phù hợp chữa trị, phòng bệnh cho cây. |
Không dừng lại ở đó, thấy khoảng cách đất trồng táo còn rộng, chị Hưng nảy ra ý định trồng xen ghép cây xoài, bưởi da xanh. Năm 2013, chị quyết định trồng xen ghép 200 gốc xoài, 300 gốc bưởi diễn, bưởi da xanh cùng với cây táo.
Mọi người thấy chị làm vậy khuyên rằng, sẽ không hiệu quả vì mật độ cây dày, chen chúc nhau, cây sẽ ra ít quả. Tuy nhiên, bằng vốn kiến thức và kinh nghiệp của mình, chị Hưng thường xuyên cắt tỉa, tạo khoảng cách phù hợp giữa các cây và chăm bón cây đủ chất. Hiệu quả thật bất ngờ, cả 3 loại cây trồng xen ghép với nhau này, cây nào cây nấy đều sai chi chít quả, không ảnh hưởng gì đến chất lượng cây.
Chị Quàng Thị Hưng chăm sóc vườn táo của gia đình.
Đến nay, táo, bưởi, xoài đều đã cho thu hoạch. Riêng vụ thu hoạch năm nay, chị đã thu được 4 tấn bưởi, hơn 1 tấn xoài, giá tại vườn trên 20.000 đồng/kg, thu lãi hơn trăm triệu đồng. Ngoài ra, dưới tán cây táo, bưởi, xoài, chị Hưng còn trồng 2.000 gốc dưa bở, mỗi năm thu nhập gần 10 tấn dưa, giá bán trung bình 10.000 đồng/kg, vụ dưa năm ngoái chị Hưng thu được gần 100 triệu đồng.
Riêng vụ táo năm nay, sản lượng ước đạt khoảng 40 đến 50 tấn quả, hiện đã thu được hơn 10 tấn, ước tính tổng vụ thu hoạch năm nay của gia đình chị cũng gần một tỷ đồng. Hàng tháng chị tạo việc làm thêm cho 4 đến 5 lao động địa phương, thu nhập trên 3 triệu đồng/tháng.
Nói về kỹ thuật trồng cây ăn quả, chị Hưng chia sẻ, cây táo, bưởi hay mắc bệnh phấn trắng, còn cây xoài hay bị sâu đục thân xâm hại. Chính vì vậy người trồng phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình sâu bệnh và sử dụng thuốc phù hợp chữa trị, phòng bệnh cho cây. Ngoài ra, để tăng sự phát triển của cây, khâu bón phân cho cây phải hợp lý, đúng thời gian, đủ liều lượng để làm tăng sức đề kháng của cây. /.
Theo Vi Định/Báo Dân Việt.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã