Học tập đạo đức HCM

“Lão khùng” bỏ phố về quê, lên núi làm trang trại

Thứ tư - 13/06/2018 20:48
Đang có cuộc sống khá giả tại thị trấn Hương Khê (Hương Khê - Hà Tĩnh), bất ngờ ông Phạm Quang Hùng cùng vợ gác lại chuyện kinh doanh, bỏ phố trở về quê nhà nhận đất rừng làm trang trại. Mang tiếng là “lão khùng”, sau 15 năm về núi, ông Hùng đã có trong tay cơ ngơi khiến nhiều người mơ ước.

Làm giàu cho bản thân

Quê ở Hương Thủy, cùng với gia đình sớm chuyển đến thị trấn Hương Khê để kinh doanh, buôn bán, sau một thời gian, gia đình ông Hùng đã có cuộc sống tương đối sung túc, đủ đầy nơi phố thị. Tuy nhiên, sâu thẳm trong lòng, ông vẫn mong muốn được trở về làm ăn trên chính mảnh đất quê hương. Năm 2004, ông cùng vợ khăn gói lên đường về quê nhận đất rừng để làm mô hình kinh tế.

Sau gần 15 năm không quản khó khăn, cải tạo đất cằn, ông Hùng đã có gần 70 ha trồng cam và rừng nguyên liệu.
Sau gần 15 năm không quản khó khăn, cải tạo đất cằn, ông Hùng đã có gần 70 ha trồng cam và rừng nguyên liệu.

“Tôi nhận gần 50 ha đất rừng, lúc đó nhìn còn hoang sơ, cằn cỗi lắm, hơn nữa, đường sá đi lại rất khó khăn. Để có thể cải tạo được diện tích đất rừng này đòi hỏi vốn liếng nhiều, chúng tôi đã phải cầm cố tài sản, vay mượn thêm anh em, họ hàng và nguồn hỗ trợ từ các chính sách của tỉnh, của huyện. Tôi còn khai khẩn đất hoang, trồng thêm keo, tràm tại các vùng biên chắn gió cho cao su, nhờ đó, diện tích đất rừng của gia đình nay đã tăng lên gần 70 ha” - ông Hùng kể.

Sau hơn 15 năm không quản nắng mưa, gian khó, vợ chồng ông đã có một cơ ngơi trù phú với hơn 16 ha đất trồng hơn 8.000 gốc cam, bưởi Phúc Trạch, hơn 40 ha trồng keo nguyên liệu. Ngoài ra, ông còn thả nuôi trên 50 con hươu, trên 100 con lợn rừng. Ước tính, mỗi năm, trang trại tổng hợp của ông cho thu nhập trên 3 tỉ đồng.

Những gốc cam chanh bắt đầu cho quả trong vụ mới.
Những gốc cam chanh bắt đầu cho quả trong vụ mới.

Với tư duy phát triển kinh tế bền vững, ông Hùng rất chú trọng việc áp dụng các tiến bộ KHKT để chống chọi với sự biến đổi ngày càng khó lường của khí hậu. Hệ thống tưới nhỏ giọt và tưới bằng béc đã được gia đình ông ứng dụng cho vườn cây ăn quả hơn 3 năm nay.

Đặc biệt, một trong những nguyên tắc sản xuất của gia đình ông Hùng là sản phẩm làm ra từ trang trại tới bàn ăn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông rất hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt khi cây đến thời kỳ cho quả, ông chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học do dân gian truyền lại.

Góp sức cho quê hương

Theo Bí thư Đảng ủy xã Hương Thủy Nguyễn Văn Phú: Ông Hùng là một người táo bạo, nhanh nhạy với thị trường nên mô hình trang trại của ông đạt hiệu quả rất lớn, vừa giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, vừa khích lệ phong trào phát triển kinh tế trên địa bàn. Ngoài ra, ông Hùng còn rất quan tâm, tài trợ các phong trào chung của thôn, xóm.

Được biết, hiện nay, đối với diện tích trồng keo, trang trại của ông Hùng sử dụng trên 22 lao động địa phương với thu nhập bình quân 6 triệu đồng/ người/tháng.

Ngoài ra, với kinh nghiệm nhiều năm trồng cây ăn quả và chăn nuôi, ông còn trực tiếp đến tận các hộ để tư vấn kỹ thuật, tạo điều kiện cho người dân tận dụng được diện tích đất rừng để phát triển kinh tế.

Ngoài trồng cam, rừng nguyên liệu, ông Hùng còn nuôi hươu, lợn rừng mang lại thu nhập cao.
Ngoài trồng cam, rừng nguyên liệu, ông Hùng còn nuôi hươu, lợn rừng mang lại thu nhập cao.

Theo ông Phạm Quang Hùng, mục đích quan trọng nhất khi mình đến tư vấn cho họ chính là tạo động lực, khích lệ họ làm ăn. Bởi họ thấy mô hình của mình đang rất hiệu quả, người thật, việc thật, khi mình đến tư vấn, hỗ trợ, họ sẽ quyết tâm hơn.

Khi đã có của ăn của để, ông Hùng lại không quên những phận đời khó khăn trong làng, trong xã. Được biết, trung bình mỗi năm, ông đều trích trên 10 triệu đồng để làm quà hỗ trợ một số gia đình khó khăn, người già neo đơn, nhất là vào những dịp tết đến, xuân về.

“Sau 15 năm vật lộn với đất rừng, dù đã có được những quả ngọt, song tôi vẫn chưa khép kín mô hình như mong muốn. Điều này khiến cho mình chưa thể bằng lòng mà phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa” - ông Phạm Quang Hùng chia sẻ.

THeo Phúc Quang (Báo Hà Tĩnh)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập219
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại193,218
  • Tổng lượt truy cập88,871,552
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây