Học tập đạo đức HCM

Màu xanh ở Chiềng Xuân

Thứ hai - 23/07/2018 10:24
Những ngày đầu tháng 7, chúng tôi trở lại xã Chiềng Xuân (Vân Hồ), màu xanh ngát của những vườn đồi cây ăn quả như làm dịu đi cái nắng gay gắt của mùa hè. Màu xanh ở nơi đây là thành quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc bằng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

 

 

 

Hệ thống nước tưới vườn cây ăn quả ở xã Chiềng Xuân (Vân Hồ).

 

Theo lời giới thiệu của đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, chúng tôi đến thăm HTX Nông nghiệp Tiến Thành, một trong những đơn vị tiên phong trong việc đưa các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao vào trồng trên đất dốc. Bên những gốc cam đang vào vụ quả, ông Đinh Công Nhị, Giám đốc HTX say sưa kể về hành trình đưa cây ăn quả leo lên đồi đất dốc. Ông kể: Năm 2016, tôi cùng một số người trong xã đứng ra thành lập HTX nông nghiệp Tiến Thành với 8 thành viên. Xác định trách nhiệm đối với HTX, tôi cùng một số anh em tìm các mối cung cấp phân bón, cây giống, kỹ thuật chăm sóc cây để đưa đến bà con; thông qua nhiều hội chợ, đợt quảng bá nông sản để giới thiệu sản phẩm của HTX với khách hàng và tìm kiếm các hợp đồng tiêu thụ. Đến nay, HTX có 10 thành viên với diện tích cây ăn quả trên 50 ha.

 

“Trăm nghe không bằng một thấy”, để chứng minh cho câu nói đó, ông giám đốc HTX Nông nghiệp Tiến Thành đưa chúng tôi đi tham quan các vườn cây ăn quả của xã viên. Điểm đầu tiên chúng tôi đến là vườn cây ăn quả của gia đình anh Đoàn Mạnh Chiến,  hành viên HTX. Băng qua con suối mát lạnh giữa cái nắng oi ả, hiện lên trước mắt chúng tôi là một đồi cây ăn quả xanh, vút tầm mắt, từng gốc cam, xoài bám theo sườn đồi vươn mầm xanh cao. Nhanh tay lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên mặt, nở nụ cười tươi, anh Đoàn Mạnh Chiến vừa dừng hệ thống bơm nước, vừa phấn khởi chia sẻ với chúng tôi: Hiện, gia đình tôi có 3 ha trồng các loại cây ăn quả, như: Cam, xoài, bưởi... được sự giúp đỡ của Hội Nông dân tỉnh, huyện và chính quyền địa phương, gia đình tôi đã đầu tư làm hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây cam với diện tích 1 ha và bể chứa nước trên đỉnh đồi để lợi dụng áp lực nước tự chảy tưới cho cây. Nhờ đó cây ăn quả của gia đình tôi phát triển rất tốt, tổng doanh thu từ cây ăn quả năm 2017 đạt gần 500 triệu đồng.

 

Sau khi tham quan thêm một vài mô hình trồng cây ăn quả của các thành viên HTX, chúng tôi trở lại trụ sở UBND xã để tìm hiểu thêm về việc chuyển đổi cây ăn quả trên đất dốc ở xã, đồng chí Hà Thị Tuyến, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Xuân, thông tin: Thực hiện chủ trương phát triển cây ăn quả trên đất dốc, thời gian qua, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, thực hiện một số giải pháp nhằm hỗ trợ bà con trong trồng và chăm sóc diện tích cây ăn quả đã trồng trên đất dốc. Chú trọng xây dựng các mô hình điểm sản xuất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao để chuyển giao cho nông dân; chọn các loại cây ăn quả có lợi thế như cam, quýt, xoài, nhãn... để phát triển và nhân rộng; phát triển sản xuất gắn sản xuất với bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn thực phẩm. Đến nay, toàn xã có trên 160 ha cây ăn quả các loại.

 

Để việc thực hiện chuyển đổi trồng cây lương thực trên đất dốc sang trồng cây ăn quả đạt hiệu quả, cấp ủy, chính quyền xã còn chỉ đạo cán bộ khuyến nông, hội nông dân, các bản tiểu khu hỗ trợ nhân dân thực hiện chuyển đổi trồng cây ăn quả, thực hiện chủ trương lồng ghép và sử dựng hiệu quả các nguồn vốn, các chương trình chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất. Định hướng phát triển thành vùng cây ăn quả an toàn với quy mô tập trung hợp lý, lấy sản xuất hàng hóa làm mục tiêu, gắn với nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã và nhu cầu thị trường để bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Tập trung phát triển các loại cây ăn quả ôn đới ở các vùng có điều kiện để khai thác tiềm năng, lợi thế. Bên cạnh đó, tăng cường chỉ đạo phát triển sản xuất  theo hướng ứng dụng công nghệ cao; đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật quả an toàn, quy trình sản xuất VietGAP; từng bước xây dựng chỉ dẫn địa lý, xuất xứ sản phẩm một số loại quả lợi thế để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

 

Chia tay Chiềng Xuân, in đậm trong chúng tôi là hình ảnh người dân lao động hăng say bên các đồi cây ăn quả chuẩn bị cho thu hoạch. Những giọt mồ hôi, công sức của người nông dân sẽ ngày càng làm xanh thêm những triền đồi ở vùng đất nơi đây và cuộc sống của họ sẽ ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Theo Duy Tùng/Báo Sơn La.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập544
  • Hôm nay69,927
  • Tháng hiện tại806,037
  • Tổng lượt truy cập93,183,701
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây