Mô hình phát triển cây dược liệu tại huyện Nghĩa Hưng |
Không chạy theo thành tích, không huy động quá sức dân, nhân rộng các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong xây dựng NTM, Nam Định phấn đấu trở thành tỉnh NTM trước năm 2020.
Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thường xuyên nên những năm qua, tỉnh tập trung lãnh đạo, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Nhờ đó, hệ thống điện, đường, trường, trạm được nâng cấp, xây dựng mới, đời sống vật chất, tinh thần của hội viên nông dân nâng lên rõ rệt.
Theo UBND tỉnh Nam Định, từ năm 2010 cho đến nay, toàn tỉnh đã xây mới, cải tạo 7.035km đường giao thông và 6.210 cầu cống dân sinh; 18.527 công trình thủy lợi và nạo vét 13,5 triệu m3 kênh mương; 818 trạm biến áp, 5.110km đường dây hạ thế.
Hệ thống các trường học, trạm y tế, thiết chế văn hóa được đầu tư nâng cấp đồng bộ với 6.899 phòng học, 151 trạm y tế, 116 nhà văn hóa xã, gần 1.000 nhà văn hóa thôn, xóm. Đến nay, tỉnh có 112 lò đốt, 106 bãi chôn lấp rác; số xã, thị trấn có lò đốt, bãi chôn lấp rác đạt trên 95%; có trên 3.300 gia trại, 679 trang trại, tăng 370 trang trại so với 2011.
Trên địa bàn nông thôn có gần 3.000 DN hoạt động, tạo công việc làm cho hơn 90 nghìn người. Toàn tỉnh có 130 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, với trên 52.000 cơ sở SX, thu hút trên 130 nghìn lao động. Thu nhập đại bàn nông thôn tăng gấp hơn 3 lần năm 2010.
Không những thế, 22 năm liên tục Nam Định dẫn đầu toàn quốc về chất lượng giáo dục. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm 2017 đạt 83,75% dân số. Bình quân mỗi trạm y tế có 6,3 cán bộ y tế, trong đó có 0,95 bác sỹ (tương ứng năm 2011 là 0,87 bác sỹ).
Giai đoạn 2011 - 2017, tổng nguồn vốn huy động xây dựng NTM của tỉnh đạt gần 16.500 tỷ đồng, trong đó ngân sách 27,7%, vốn tín dụng 29,5%, vốn doanh nghiệp 15%, vốn cộng đồng dân cư 17,6%... |
Các công trình môi trường, cung cấp nước sạch nông thôn được quan tâm đầu tư, xây mới. Năm 2017, có gần 100% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có trên 61% dùng nước sạch, trên 90% hộ gia đình đủ 3 công trình vệ sinh.
Bắt tay vào xây dựng NTM, các huyện Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Xuân Trường và Giao Thủy đã tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp hoàn thành nhiều chỉ tiêu xây dựng NTM trước thời hạn, được Thủ tướng công nhận huyện đạt chuẩn NTM.
Từ lâu, Nghĩa Hưng được biết đến là huyện đi đầu vận động các hộ dân hiến đất nông nghiệp, đất thổ cư xây dựng các công trình phúc lợi. Đến nay, bà con đã hiến, góp 266ha đất làm đường giao thông nông thôn, đường nội đồng, các công trình phúc lợi.
Hay mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau, cây dược liệu và nuôi trồng thủy sản, nhờ áp dụng rộng rãi mà kinh tế của huyện phát triển ổn định, hơn so với trồng lúa, như mô hình nuôi cá bống bớp (370 ha), cá mú (480 ha), trồng đinh lăng, cà chua...
Tại huyện Trực Ninh, công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trở thành khâu đột phá trong xây dựng NTM, được triển khai thành công. Qua đó hình thành các vùng SX hàng hóa tập trung với 23 cánh đồng lớn, rộng 30 - 50 ha/cánh đồng.
Bên cạnh đó, phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao được đẩy mạnh. Nhiều DN đã chọn mảnh đất Trực Ninh để xây dựng thương hiệu như Cty May 1 Nam Định, Cty TNHH Giầy Amara Việt Nam (Đài Loan), Cty TNHH Cường Tân, Cty TNHH MTV Chăn nuôi Phúc Hải…
Tại huyện Xuân Trường, có mô hình công viên bãi rác do Cty TNHH Tân Thiên Phú xây dựng, với dây chuyền lò đốt Losiho. Sau quá trình xử lý, rác được chôn lấp tại bãi rác và sử dụng trồng cây. Bãi rác được lắp đặt các dụng cụ thể thao, thành công viên xanh rộng 1,6ha, tình trạng ô nhiễm giảm thiểu.
Ngoài ra, phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo, huyện đã vận động lương, giáo đoàn kết chung sức xây dựng NTM, tích cực thực hiện các cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo”…
Nói đến huyện Giao Thủy, phải nói đến mô hình SX giống và nuôi trồng thủy sản. Toàn huyện có 52 cơ sở sản xuất giống, 177 trang trại và 1.900 hộ nuôi trồng thủy sản, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, cung cấp 17 tỷ con giống/năm với giá trị trên 20 tỷ đồng.
Huyện cũng xây dựng mô hình HTX du lịch sinh thái, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch, điển hình như HTX du lịch sinh thái cộng đồng xã Giao Xuân, Bảo tàng Đồng Quê.
Như vậy, đến nay Nam Định đã có 5 huyện đạt chuẩn NTM, gồm huyện Hải Hậu (năm 2015); Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy (năm 2017). |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;