Học tập đạo đức HCM

Những nông dân tỷ phú trên huyện miền núi Ba Vì

Thứ hai - 19/10/2015 04:45
Theo chân đoàn cán bộ huyện, chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với những người nông dân tỷ phú tại huyện miền núi Ba Vì (Hà Nội). Họ đã biết tận dụng mọi tiềm năng, lợi thế và thời cơ để vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương mình. Đó là những hạt nhân tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo động lực làm giàu cho những người xung quanh.

 

 Cơ ngơi khang trang của một tỷ phú nông dân huyện Ba Vì - ảnh: HH


Kiếm bạc tỷ từ nuôi bò sữa

 

 

Từng thế chấp cửa nhà để vay vốn chăn nuôi bò sữa, với ý chí quyết tâm làm giàu, nay nghề bò sữa đã mang lại cơ ngơi bạc tỷ cho anh Nguyễn Danh Đạt – Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Minh Châu, Ba Vì, Hà Nội. Và cơ sở của anh cũng trở thành “ngân hàng bò sữa” hỗ trợ người nông dân địa phương lập nghiệp. 
 

 

Năm 2012, anh đã dồn vốn và thế chấp sổ đỏ vay vốn ngân hàng 800 triệu đồng để đầu tư xây dựng chuồng trại và mua về 20 con bò sữa với giá từ 57 - 58 triệu đồng/con. Năm đầu tiên, đàn bò sữa cho thu nhập mỗi tháng hơn 50 triệu đồng. Tiền lãi từ bán sữa được bao nhiêu, anh đều đổ hết vào mua bò và đầu tư mua đất trồng cỏ. Hiện, anh đã nâng đàn lên 40 con và hơn 2 ha đất để trồng cỏ. Mỗi ngày, đàn bò cho từ 3 đến 4 tạ sữa, tính trung bình mỗi tháng anh thu từ 7 đến 8 tấn sữa. Với giá 12.000/kg như hiện nay, anh thu lãi mỗi năm từ 1,2 đến 1,3 tỷ đồng.

 

Không chỉ làm giàu cho riêng mình, anh Đạt còn lập “ngân hàng bò” để chia sẻ kinh nghiệm và vốn liếng nuôi bò sữa cho khoảng hơn 20 hộ trong xã Minh Châu, tạo cơ hội cho nhiều hộ gia đình trong xã tiếp cận nghề chăn nuôi bò và thoát nghèo.

 

Để thuận tiện cho công việc, anh đầu tư mua máy vắt sữa, máy cắt cỏ, hệ thống làm mát chuồng trại… và những vật dụng cần thiết đảm bảo vệ sinh an toàn cho sữa bò. Nhờ đó, với 40 con bò sữa anh chỉ cần thuê 4 nhân công làm việc, với mức lương từ 3,5 đến 4 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, anh Đạt đã đầu tư 400 triệu đồng để mua xe tải và Tank chứa sữa. Đến nay, anh đang đứng ra thu mua sữa cho 87 hộ nuôi bò sữa trong xã với 584 con bò, mỗi ngày 2 lần anh thu mua cho bà con khoảng từ 2,3 đến 2,5 tấn sữa.

 

Trở thành tỷ phú nhờ cách nghĩ “khác”

 

Sinh ra và lớn lên trên vùng đất chuyên nuôi bò sữa, nhưng vợ chồng anh Nguyễn Văn Trung và chị Phùng Thị Chính, ở thôn Tam Mỹ, xã Tản Lĩnh lại có cách nghĩ “khác” và tìm cơ hội với một nghề mới, đó là chăn nuôi đà điểu.

 

Năm 2007, sau một thời gian nghiên cứu cách thức chăm sóc, điều kiện chăm sóc, chuồng trại, anh Trung thấy rằng, nuôi đà điểu là thích hợp nhất, bởi cách nuôi đơn giản, chuồng trại đơn giản. Đà điểu là giống 70% gia cầm và 30% gia súc, nên nuôi đà điểu kết hợp cho ăn cám và cỏ cắt nhỏ. Anh quyết định mua 50 con đà điểu giống 1 tuần tuổi, với giá 2,7 triệu đồng/con. Thiếu vốn, anh Trung đã đến đặt vấn đề vay ngân hàng Agribank Ba Vì và được chấp thuận.

 

 

 

 Anh Trung bên đàn đà điểu - ảnh: HH


Đến năm 2008, thấy khả năng có thể phát triển được đàn đà điểu, anh Trung lại vay vốn đầu tư, nâng đàn đà điểu lên thành 70 con. Đến năm 2009, nhận thấy mô hình nuôi đà điểu khá phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Ba Vì, chính quyền huyện Bà Vì bắt đầu nghiên cứu mô hình chăn nuôi đà điểu của gia đình anh để phổ biến rộng rãi tới bà con nông dân trên địa bàn huyện, khuyến khích chăn nuôi theo mô hình này.

Khi nguồn cung cấp thịt đà điều đã đủ nhiều, vợ chồng anh Trung nghĩ tới việc mở cửa hàng cung cấp thịt đà điểu cho những khách hàng có nhu cầu. Nhờ nguồn cung ổn định và chất lượng thịt đảm bảo, cửa hàng của anh được khách hàng tìm đặt rất đông. Theo anh Trung, hiện nay, bình quân mỗi năm gia đình anh cung cấp cho thị trường 40 - 50 tấn thịt đà điểu, thu về khoảng 12 - 15 tỷ đồng. Anh cho biết, bận rộn nhất là vào dịp Tết, người tiêu dùng hiện nay có xu hướng chuyển sang ăn thịt đà điểu nhiều hơn các loại thịt khác, phần vì lạ miệng, phần vì chất dinh dưỡng cao.

Để chủ động nguồn hàng cung cấp, từ năm 2012, anh đã nhập con giống một ngày tuổi về nuôi trong vòng 2 tháng. Trong khoảng thời gian này, đà điểu được anh tiêm phòng đầy đủ, đạt trọng lượng từ 7 - 10kg, anh cung cấp con giống cho các trang trại quanh vùng và nhiều tỉnh khu vực phía Bắc theo giá 2,5 triệu đồng một con. Đồng thời, nhận bao tiêu sản phẩm cho tất cả các hộ chăn nuôi đà điểu nhập giống từ trang trại nhà mình.

Hiện tại, trang trại nhà anh chỉ duy trì từ 40 - 50 con đà điểu, anh nuôi với số lượng nhỏ như vậy để tập trung nuôi con giống, đồng thời để có thể bao tiêu đầu ra ổn định cho các hộ chăn nuôi khác.

Với quy mô như hiện nay, hằng năm, anh đã giúp 30 lao động có việc làm và giúp đỡ một số hộ nghèo có cơ hội vươn lên làm giàu nhờ nuôi đà điểu. Mong muốn lớn nhất của anh là nuôi đà điểu sẽ trở thành nghề ở Ba Vì để nhiều người dân có thể vươn lên làm giàu bền vững.

Đồng hành cùng người nông dân

Trong câu chuyện tìm hướng thoát nghèo để trở thành những “ông chủ” trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện, còn nhiều gia đình như gia đình anh Chu Quang Văn, ở thôn Hà Tân, xã Tản Lĩnh làm giàu từ nuôi bò sữa, bò thịt;... Đây được xem là những nhân tố điển hình trong việc thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân”. Những hộ nông dân luôn có sự giúp đỡ, đồng hành của các cấp ủy, chính quyền địa phương. Theo Chủ tịch UBND xã miền núi Ba Trại, Nguyễn Thị Son, thông qua tổ liên kết của Hội phụ nữ, Hội nông dân, trong xã có gần 700 khách hàng vay vốn từ Ngân hàng Agribank, với tổng dư nợ hơn 41 tỷ đồng, chủ yếu tập trung đầu tư trồng chè, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện tại trong xã đã hình thành hơn 20 trang trại gia súc và 100 trang trại gia cầm có quy mô vừa đến lớn.

Theo báo cáo của UBND huyện Ba Vì, trên địa bàn huyện, nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi quy mô lớn, tiên tiến phát triển mạnh như chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở 7 xã miền núi và vùng bãi, chăn nuôi lợn, gà các xã vùng đồi và 318 trang trại, nông trại tổng hợp nuôi trồng thủy sản ở các xã Phú Đông, Vạn Thắng, Tản Lĩnh, Minh Châu, Cẩm Lĩnh... Điển hình là chăn nuôi bò sữa phát triển khá nhanh, năm 2010, đàn bò sữa của huyện 2.950 con, thì đến nay, con số này nâng lên thành 8.100 con, chiếm 65% tổng đàn bò sữa toàn thành phố, sản lượng sữa đạt 26.500 tấn/năm. Toàn huyện có 1.800 hộ chăn nuôi bò sữa, trung bình mỗi hộ nuôi 2 - 3 con, một số hộ chăn nuôi quy mô lớn 20 - 30 con. Chăn nuôi bò sữa trở thành nghề cho thu nhập khá cho nông dân Ba Vì, không ít hộ gia đình có thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng/năm. Việc áp dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa ngày càng được quan tâm, có khoảng 85% hộ gia đình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn sử dụng máy thái cỏ, 65% hộ sử dụng máy vắt sữa và máng cho ăn tự động, 70% số hộ sử dụng hệ thống làm mát cho bò…

Với một huyện có 7 xã miền núi, lại có diện tích rộng, địa hình chia cắt, huyện Ba Vì đã có cách làm riêng, năng động, sáng tạo, trong đó, công tác tuyên truyền vận động luôn được cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện thường xuyên và liên tục theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, giúp cho cán bộ, nhân dân hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới đã tạo sức lan tỏa đến tận cơ sở, được người dân đồng tình hưởng ứng. Những người nông dân tỷ phú hiện không còn là khái niệm lạ trên địa bàn huyện miền núi Ba Vì, họ chính là những hạt nhân tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới, cùng tạo động lực giúp những người chung quanh vươn lên thoát nghèo./.
 

Theo Đảng Cộng sản

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập534
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại791,766
  • Tổng lượt truy cập93,169,430
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây