Theo chân cán bộ Hội nông dân huyện Lục Yên và Chủ tịch Hội Nông dân xã Liễu Đô, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp của gia đình hội viên nông dân Hoàng Văn Cát- thôn Ngòi Kèn.
Dẫn chúng tôi thăm trang trại nuôi lợn với hàng trăm con đủ loại từ nhỏ sắp đến được xuất chuồng của gia đình, ông Cát chia sẻ: “Ở vùng miền núi còn gặp nhiều khó khăn thì chăn nuôi lợn là hợp lý nhất, phù hợp với điều kiện gia đình, tận dụng được tối đa nguồn thức ăn từ trồng màu mà hiệu quả đem lại cao hơn so với chăn nuôi gia súc khác”. Ngay từ khi bắt tay vào chăn nuôi lợn, ông luôn trăn trở làm sao để mở rộng được chuồng trại chăn nuôi, ban đầu từ nuôi nhỏ lẻ vài ba con, dần dần ông mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng thêm chuồng, chọn giống phù hợp, nuôi bán thương phẩm. Những năm gần đây ông phát triển thêm đàn lợn giống với số lượng hàng chục con, theo quy trình trong chuồng của gia đình luôn duy trì đàn lợn các loại. Nhờ ham học hỏi, chịu khó học tập kinh nghiệm chăn nuôi lợn của những người thành công đi trước mà trung bình mỗi năm ông cho xuất chuồng lợn thương phẩm được 3 lứa với số lượng từ 15-20 tấn, trừ chi phí thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Các thương nhân đến mua lợn của gia đình cũng được mở rộng từ trong huyện đến các tỉnh lân cận như Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái….Hiện nay, ông đang tiếp tục đầu tư xây dựng thêm chuồng trại để chăn nuôi lợn với quy mô hàng hóa trên 100 con. Song song với đó, từ vài trăm mét vuông diện tích mặt nước ao, ông Cát mạnh dạn mở rộng lên tới hàng nghìn mét vuông, trong đó tập trung chăn nuôi các loại cá như: Rô phi, Trôi, Cá Trắm….mỗi năm cho bán một lần được hơn 6 tạ, thu về cho gia đình ông trên 30 triệu đồng.
Dám nghĩ, dám làm, thấy ở nhiều nơi trong huyện như Minh Tiến, Phan Thanh thành công với mô hình nuôi dê, năm 2012 ông Cát đầu tư mua 10 con dê giống về chăn thả ở diện tích đồi rừng hiện có của gia đình, với đặc trưng dễ nuôi, không tốn nhiều công sức, thời gian sinh đẻ ngắn. Sau gần 3 năm thử nghiệm với mô hình này gia đình ông cũng thu về khoảng 10 triệu đồng từ bán thương phẩm cho các nhà hàng ăn uống trong huyện. Ngoài việc phát triển mô hình chăn nuôi phổ biến ở địa phương, nhận thấy vườn tược của gia đình có nhiều cây cối các loại, nhiều loại hoa, qua học hỏi sách bảo, trên ti vi mà ông Cát đã mạnh dạn “ thử sức” nuôi ong mật, từ khâu chọn giống đến làm thùng đõ đều ông đều tự tìm tòi, mày mò để làm. Với quy mô hơn 20 đõ, mỗi năm từ lấy mật cho bán được khoảng 100kg mật cũng giúp ông thu về được gần 10 triệu đồng. Qua hạch toán mỗi năm trừ chi phí từ chăn nuôi tổng hợp: lợn- dê- cá- ong….gia đình ông Cát thu lãi trên 200 triệu đồng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Cát còn là tấm gương nông dân thiểu số điển hình trong các phong trào thi đua của Hội, ở trong thôn. Ông tích cực giúp đỡ cây, con, giống, kinh nghiệm chăn nuôi cho hội viên, người dân trong thôn, xã. Ông luôn thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, tích cực tham gia chương trình xây dựng Nông thôn mới ở địa phương.
Nhờ sự cần cù chịu khó, dám nghĩ dám làm, giờ đây gia đình ông Hoàng Văn Cát đã trở thành một trong những hộ nông dân sản xuất giỏi của xã Liễu Đô, là địa chỉ của nhiều hộ nông dân trên địa bàn đến thăm quan và học tập.
Dẫn chúng tôi thăm trang trại nuôi lợn với hàng trăm con đủ loại từ nhỏ sắp đến được xuất chuồng của gia đình, ông Cát chia sẻ: “Ở vùng miền núi còn gặp nhiều khó khăn thì chăn nuôi lợn là hợp lý nhất, phù hợp với điều kiện gia đình, tận dụng được tối đa nguồn thức ăn từ trồng màu mà hiệu quả đem lại cao hơn so với chăn nuôi gia súc khác”. Ngay từ khi bắt tay vào chăn nuôi lợn, ông luôn trăn trở làm sao để mở rộng được chuồng trại chăn nuôi, ban đầu từ nuôi nhỏ lẻ vài ba con, dần dần ông mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng thêm chuồng, chọn giống phù hợp, nuôi bán thương phẩm. Những năm gần đây ông phát triển thêm đàn lợn giống với số lượng hàng chục con, theo quy trình trong chuồng của gia đình luôn duy trì đàn lợn các loại. Nhờ ham học hỏi, chịu khó học tập kinh nghiệm chăn nuôi lợn của những người thành công đi trước mà trung bình mỗi năm ông cho xuất chuồng lợn thương phẩm được 3 lứa với số lượng từ 15-20 tấn, trừ chi phí thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Các thương nhân đến mua lợn của gia đình cũng được mở rộng từ trong huyện đến các tỉnh lân cận như Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái….Hiện nay, ông đang tiếp tục đầu tư xây dựng thêm chuồng trại để chăn nuôi lợn với quy mô hàng hóa trên 100 con. Song song với đó, từ vài trăm mét vuông diện tích mặt nước ao, ông Cát mạnh dạn mở rộng lên tới hàng nghìn mét vuông, trong đó tập trung chăn nuôi các loại cá như: Rô phi, Trôi, Cá Trắm….mỗi năm cho bán một lần được hơn 6 tạ, thu về cho gia đình ông trên 30 triệu đồng.
Dám nghĩ, dám làm, thấy ở nhiều nơi trong huyện như Minh Tiến, Phan Thanh thành công với mô hình nuôi dê, năm 2012 ông Cát đầu tư mua 10 con dê giống về chăn thả ở diện tích đồi rừng hiện có của gia đình, với đặc trưng dễ nuôi, không tốn nhiều công sức, thời gian sinh đẻ ngắn. Sau gần 3 năm thử nghiệm với mô hình này gia đình ông cũng thu về khoảng 10 triệu đồng từ bán thương phẩm cho các nhà hàng ăn uống trong huyện. Ngoài việc phát triển mô hình chăn nuôi phổ biến ở địa phương, nhận thấy vườn tược của gia đình có nhiều cây cối các loại, nhiều loại hoa, qua học hỏi sách bảo, trên ti vi mà ông Cát đã mạnh dạn “ thử sức” nuôi ong mật, từ khâu chọn giống đến làm thùng đõ đều ông đều tự tìm tòi, mày mò để làm. Với quy mô hơn 20 đõ, mỗi năm từ lấy mật cho bán được khoảng 100kg mật cũng giúp ông thu về được gần 10 triệu đồng. Qua hạch toán mỗi năm trừ chi phí từ chăn nuôi tổng hợp: lợn- dê- cá- ong….gia đình ông Cát thu lãi trên 200 triệu đồng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Cát còn là tấm gương nông dân thiểu số điển hình trong các phong trào thi đua của Hội, ở trong thôn. Ông tích cực giúp đỡ cây, con, giống, kinh nghiệm chăn nuôi cho hội viên, người dân trong thôn, xã. Ông luôn thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, tích cực tham gia chương trình xây dựng Nông thôn mới ở địa phương.
Nhờ sự cần cù chịu khó, dám nghĩ dám làm, giờ đây gia đình ông Hoàng Văn Cát đã trở thành một trong những hộ nông dân sản xuất giỏi của xã Liễu Đô, là địa chỉ của nhiều hộ nông dân trên địa bàn đến thăm quan và học tập.
Theo Hội Nông dân