Học tập đạo đức HCM

Làm giàu nhờ trồng cam, chanh, bưởi

Thứ ba - 20/10/2015 10:55
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo khó, chứng kiến những vất vả trong đời sống của bà con, anh Lương Đình Khương, dân tộc Tày, ở thôn Nam Hồng, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã quyết tâm tìm cách giúp cho gia đình thoát đói nghèo, nâng cao đời sống.

 

Sau nhiều chuyến thực tế tại những vùng đất trồng nhiều cây ăn quả có múi trong và ngoài huyện, anh Khương nhận thấy tại những vùng này, cuộc sống của người dân được ổn định nhờ tích cực phát triển cây ăn quả có múi, trong khi đó tại quê mình đất vẫn còn nhiều, mà chưa được sử dụng hiệu quả.

Năm 2010, anh Khương mua 150 cây cam về trồng thử nghiệm. Sau 3 năm, cây đã cho thu hoạch và vụ thu hoạch đầu tiên đã đạt trên 70 triệu đồng. Tiếp tục mở rộng diện tích, đến năm 2014, gia đình anh đã thu về trên 110 triệu đồng.

Thấy rõ hiệu quả kinh tế của việc phát triển cây ăn quả có múi, anh Khương tiếp tục đầu tư 800 triệu đồng để mua đất, thuê máy san gạt mặt bằng, làm đường, kéo đường ống dẫn nước, đường điện về trang trại phục vụ việc chăm sóc và phát triển cây ăn quả.

Theo anh Khương, muốn thành công trong phát triển cây ăn quả có múi phải biết đầu tư, tự học hỏi kinh nghiệm, tích lũy kiến thức, đưa khoa học, kỹ thuật vào áp dụng trong khi trồng và chăm sóc. Bởi vậy, khi quyết tâm xây dựng mô hình trồng cây ăn quả có múi, anh Khương đã không ngại khó khăn, vất vả lặn lội đến những vùng trồng cây ăn quả có tiếng như thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn hay cả các tỉnh Hòa Bình, Hưng Yên để học hỏi kinh nghiệm...

Sau khi đã nắm chắc được phương pháp trong tay, anh Khương bắt tay trồng 7 ha cây ăn quả. Trong đó, có 3.000 gốc cam sành; 2.000 gốc chanh, bưởi da xanh, cam V2… Nhờ áp dụng tốt kiến thức khoa học kỹ thuật từ khâu trồng đến chăm sóc mà diện tích cây ăn quả của gia đình anh Khương đều sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh và chắc chắn sẽ tiếp tục cho nguồn thu lớn. Cùng với việc trồng cây ăn quả có múi, gia đình anh Khương còn tích cực đầu tư phát triển chăn nuôi lợn, gà mỗi năm cũng cho thu nhập trên 150 triệu đồng. 
Theo Báo Tin tức
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập171
  • Hôm nay14,844
  • Tháng hiện tại258,600
  • Tổng lượt truy cập90,321,993
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây