Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ mộc nhĩ

Thứ hai - 19/10/2015 04:10
Sau nhiều năm sản xuất mộc nhĩ thua lỗ, chị Nguyễn Thị Huyền (xã Song Phượng, huyện Đan Phượng) vẫn quyết không bỏ cuộc, tiếp tục vay vốn, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật.
Đến nay, xưởng nuôi cấy, trồng mộc nhĩ rộng trên 1,5ha của gia đình chị cho doanh thu trên 2 tỷ đồng/năm và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 15 lao động.
Hiệu quả kinh tế cao
Nằm ven sông Đáy, xưởng nuôi cấy, trồng mộc nhĩ của gia đình chị Huyền nổi bật giữa những ruộng vườn xanh mát, tươi tốt. Bên trong xưởng, hàng chục nhân công đang tích cực tái chế mùn cưa, đóng gói thành bịch/vỉ và thực hiện các công đoạn sản xuất giống. Chị Huyền kể, gia đình bắt đầu trồng mộc nhĩ từ năm 2007, tuy nhiên, năm nay là mùa đầu tiên chị không phải mua giống từ Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam). Việc tự sản xuất được giống giúp chị tiết kiệm được trên 100 triệu đồng chi phí mỗi năm. Không chỉ chủ động được về giống, chị Huyền còn đầu tư hàng trăm triệu đồng cho hệ thống lò ủ, thay thế toàn bộ hệ thống ống tre, nứa cũ bằng cột bê tông và ống tuýp sắt nhằm tăng giá trị sử dụng, cũng như nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo tốt hơn về ATVSTP.
Công nhân làm việc tại xưởng sản xuất mộc nhĩ của gia đình chị Huyền.
Công nhân làm việc tại xưởng sản xuất mộc nhĩ của gia đình chị Huyền.
Không giống như nhiều hộ khác, chị Huyền chỉ trồng mộc nhĩ mỗi năm một vụ, từ tháng 9 đến khoảng tháng 3 (âm lịch). Thời gian còn lại, công nhân tại xưởng tập trung dọn dẹp và chuẩn bị kỹ lưỡng khâu giống cho vụ mới. Hiện, khoảng 500.000 bịch/vỉ nuôi trồng mộc nhĩ đang được gấp rút hoàn thành, lắp đặt lên hệ thống giàn nuôi cấy. Chị Huyền cho biết, nếu không gặp rủi ro quá lớn, doanh thu từ nuôi trồng mộc nhĩ của gia đình sẽ vào khoảng 2 tỷ đồng, trừ chi phí sản xuất, nhân công, cũng cho lãi vài trăm triệu đồng/năm.
Kiên trì với ước mơ làm giàu
Ít người biết, để có được cơ ngơi như hiện nay, chị Huyền đã nhiều năm là “con nợ” của các tổ chức tín dụng. Năm 2007, chị vay họ hàng, bạn bè, Ngân hàng NN&PTNT gần 30 triệu đồng để đầu tư nuôi trồng mộc nhĩ. Vốn ít, nhân lực thiếu, đặc biệt là việc thiếu kinh nghiệm khiến chị liên tục rơi vào cảnh thua lỗ. Đặc biệt, trận mưa lớn năm 2008 đã khiến toàn bộ diện tích trồng mộc nhĩ của gia đình chị bị nhấn chìm, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Đó cũng là giai đoạn khó khăn nhất của gia đình chị. Quyết không đầu hàng trước khó khăn, chị thuê lại diện tích ven sông Đáy để trồng mộc nhĩ. Bên cạnh việc tích cực tham gia các chương trình khuyến nông, khuyến công của Hội Nông dân, Phòng Kinh tế huyện, xã, chị còn tự bỏ tiền theo học các lớp đào tạo nghề nuôi trồng mộc nhĩ ở Hà Nội, thậm chí là “đầu tư” hàng chục triệu đồng, lặn lội vào tận Bình Phước học nghề. Nhờ đó, đến nay chị đã chủ động được giống, giúp tiết kiệm hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Từ sau năm 2009, công việc làm ăn của chị tiến triển tốt, nhưng cũng phải tới năm 2012, chị mới chính thức trả hết nợ và bắt đầu có lãi. Hiện, mỗi năm trừ các khoản chi phí, cơ sở sản xuất mộc nhĩ của chị cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Ngoài làm giàu cho bản thân, xưởng sản xuất mộc nhĩ của gia đình chị Huyền còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 15 nhân công với thu nhập từ 4 – 6 triệu đồng/người/tháng.
Với nghị lực vượt khó vươn lên sản xuất, làm giàu, chị Nguyễn Thị Huyền đã nhiều lần được TP, huyện Đan Phượng ghi nhận là tấm gương sáng về làm kinh tế giỏi. Mới đây, chị vinh dự được UBND TP trao tặng Bằng khen dành cho gương điển hình tiên tiến, Người tốt – Việc tốt năm 2015.
“Người kiên trì hiếm có”- là nhận xét của ông Nguyễn Văn Hành – Chủ tịch Hội Nông dân xã Song Phượng khi nói về gương điển hình làm kinh tế giỏi Nguyễn Thị Huyền. Theo ông Hành, hiếm người phụ nữ nào lại dám vay mượn hàng trăm triệu đồng để đầu tư nuôi trồng mộc nhĩ, rồi khi thua lỗ, vẫn không bỏ cuộc, kiên định với mục tiêu làm giàu đến vậy. “Chị Huyền là tấm gương sáng về nghị lực vượt khó, dám nghĩ dám làm để bà con nông dân trên địa bàn xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, nhất là thế hệ thanh niên tự tin hơn với ước mơ khởi nghiệp” – ông Hành chia sẻ.
Bài, ảnh: Lâm Nguyễn
Nguồn: ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập138
  • Hôm nay64,814
  • Tháng hiện tại895,541
  • Tổng lượt truy cập92,069,270
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây