Học tập đạo đức HCM

Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp 4.0: Yêu cầu cấp bách

Thứ hai - 16/07/2018 02:41
Hiện nay, nền nông nghiệp 4.0 đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, thành thạo việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật… mới tạo được hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trình độ chuyên môn của lao động khu vực nông thôn còn thấp, hệ thống đào tạo nghề lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu. Trước tình trạng này, việc đổi mới phương pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp 4.0 đang là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với các cấp, ngành chức năng.
Ngành nông nghiệp công nghệ cao đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng. Ảnh: Thái Hiền

Thiếu lao động tay nghề cao

Theo quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ phát triển tỷ lệ nhân lực qua đào tạo khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ mức 15,5% năm 2010 lên khoảng 50% vào năm 2020. Tuy nhiên, dự báo đến năm 2020, nguồn nhân lực khối ngành này sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Không những vậy, Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao.

Ngoài ra, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước Châu Á tham gia xếp hạng. Chỉ số cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế xếp thứ 73/133 quốc gia được xếp hạng. Theo báo cáo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 thì năng suất lao động Việt Nam thấp hơn năng suất lao động của Trung Quốc 2,5 lần; thấp hơn Thái Lan 4,2 lần.

Ông Đỗ Trường Sơn, Trưởng phòng Đồng bằng sông Cửu Long (Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và cây ăn quả nhiệt đới lớn của cả nước.

Tuy nhiên, lực lượng lao động khu vực nông thôn vùng này chất lượng thấp, tỷ lệ không có trình độ chuyên môn chiếm 91,2%. Bên cạnh đó, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” của vùng diễn ra mạnh. Trong khi ở nhiều quốc gia, quy mô đào tạo bậc trung cấp luôn chiếm tỷ lệ nhiều hơn đại học, cao đẳng thì ở nước ta có tình trạng ngược lại.

Đồng quan điểm, ông Đinh Cao Khuê, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao cho rằng, nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn đang thiếu hụt rất lớn cả về số lượng và chất lượng, nhất là lao động trẻ. Thực tế cho thấy, lực lượng tham gia sản xuất nông nghiệp phần lớn là người cao tuổi, sản xuất cá thể và dựa vào kinh nghiệm là chính; việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến chưa nhiều. Đây là vấn đề lớn đối với nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nói riêng.

Cùng với đó, các doanh nghiệp thiếu hụt lao động có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ tốt và có tình trạng “thừa lao động phổ thông, thiếu lao động chất lượng cao”. Đa số lao động chưa có thái độ cầu thị trong công việc, hời hợt… dẫn đến năng suất sản xuất thấp, không đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp.

Cần đổi mới phương pháp đào tạo nghề

Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong phát triển nông nghiệp 4.0, theo ông Lê Văn Hùng, giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thì cần phải chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Trong đó, công tác đào tạo nghề có vai trò quan trọng để làm chủ nông nghiệp 4.0 hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, đáp ứng xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; nâng cao tinh thần khởi nghiệp cho nông dân. Các trường học cần nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề, tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp phù hợp với bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.

"Việc cần chú trọng là đầu tư cơ sở vật chất, biên soạn giáo trình có nội dung tiên tiến, cập nhật thành tựu khoa học kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn. Các tỉnh, thành phố cần tăng cường hỗ trợ nông dân về vốn, kiến thức thị trường, hội nhập… để người dân có thể sản xuất những mặt hàng theo nhu cầu thị trường, thúc đẩy sản xuất hàng hóa. Về phía các doanh nghiệp, cần thường xuyên tổ chức lớp bồi dưỡng, đào tạo lao động tại đơn vị, đặc biệt về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học… để giải quyết nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao", ông Lê Văn Hùng đề xuất.

Nhấn mạnh bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và thích ứng với biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, ngành Nông nghiệp cần chú trọng vào giải pháp tăng cường liên kết chuỗi sản xuất và cung ứng, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp song hành với công nghệ 4.0. Để phát triển nguồn nhân lực, cần chú trọng nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật, quản trị, chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề để cung ứng lực lượng lao động chất lượng cao.

Theo đó, các trường đại học cần đổi mới phương pháp đào tạo nghề, tập trung vào đào tạo năng lực thực hành, kỹ năng, kỹ thuật cốt lõi và các kỹ năng mềm cho học viên để thích ứng, phát huy trong môi trường công nghệ hiện đại.

Mặt khác, các trường cần đưa những công nghệ mới đặc thù trong nông nghiệp như: Công nghệ sinh học, công nghệ số, tự động hóa, cơ khí chính xác, vật liệu mới… vào các chương trình đào tạo dài hạn; đào tạo theo hướng liên ngành, đa ngành; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất thông minh; nông nghiệp thông minh...

Ngoài ra, các trường đại học, dạy nghề cần nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với cơ sở đào tạo, các trường đại học... nhằm chủ động nguồn nhân lực trong tương lai.
Theo Ngọc Quỳnh/Báo HNM.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập191
  • Hôm nay37,729
  • Tháng hiện tại125,966
  • Tổng lượt truy cập88,804,300
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây