Học tập đạo đức HCM

Thời của du lịch canh nông

Thứ bảy - 14/07/2018 08:39
Không chỉ sản xuất nông nghiệp, nhiều nông hộ và doanh nghiệp ở TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) đang biến trang trại của mình thành điểm du lịch hấp dẫn.

Những ngày hè này, không chỉ các điểm tham quan du lịch thắng cảnh, kiến trúc, tâm linh ở TP.Đà Lạt tấp nập du khách, tại các mô hình du lịch canh nông cũng nhộn nhịp khách đến tham quan, trải nghiệm và mua sắm nông sản.

Thời của du lịch canh nông - Ảnh 1.

Du khách khám phá công nghệ trồng rau thủy canh ẢNH: LÂM VIÊN

 

Nhiều mô hình du lịch canh nông ở TP.Đà Lạt được du khách tìm đến như Vườn rau và dâu thủy canh Đức Tín (đường Mai Anh Đào), Định Farm, Vườn dâu Hiệp Lực (đường Vòng Lâm Viên), Vườn lan YSA Orchid, Vườn dâu Thành Trung (đường Hồ Xuân Hương)... mỗi ngày thu hút hàng trăm lượt khách tham quan trải nghiệm. Tại đồi chè cổ của Cầu Đất Farm (xã Trạm Hành) thu hút khoảng 1.000 du khách/ngày, Khu du lịch Trang trại rau và hoa (làng hoa Vạn Thành), dù bán vé vào cổng khá cao, nhưng mỗi ngày thu hút từ 3.500 - 6.000 du khách.

Ông Nguyễn Trọng An, Phó giám đốc Khu du lịch Trang trại rau và hoa, cho biết dù mới đi vào hoạt động từ đầu năm 2017, nhưng hiện nay mỗi tháng trang trại thu hút khoảng 100.000 lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm và mua sắm dâu tây, dưa Pepino, cà chua, rau sạch… Ông An cho biết thêm, có một số công ty du lịch lữ hành ký kết hợp đồng đưa khách đến trang trại trong tour du lịch của họ.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Lâm Đồng, cho biết từ năm 2015 tỉnh Lâm Đồng khởi động chương trình phát triển du lịch gắn kết với nông nghiệp công nghệ cao, với các tên gọi như du lịch làng hoa, du lịch nhà vườn, du lịch trải nghiệm canh tác rau hoa, vườn dâu tây... Từ tháng 10.2017, UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí công nhận mô hình tuyến du lịch canh nông và điểm du lịch canh nông. Theo bà Ngọc, sau khi thẩm định, đến tháng 6.2018, toàn tỉnh có 22 đơn vị, tổ chức, cá nhân được công nhận mô hình du lịch canh nông, trong đó riêng TP.Đà Lạt có 17 đơn vị. Ngoài ra có hàng chục đơn vị khác đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực để được thẩm định và công nhận mô hình du lịch canh nông hoặc điểm du lịch canh nông.

Thời của du lịch canh nông - Ảnh 2.

Du khách chụp hình trong trang trại hoa

Ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định du lịch canh nông là hướng đi đúng của Lâm Đồng; lợi ích kinh tế mang lại từ mô hình này cao hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp thuần túy. Để phát triển du lịch canh nông trở thành sản phẩm du lịch mới, có nét đặc trưng khác biệt mang thương hiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng, tỉnh đã tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, mời các chuyên gia về du lịch canh nông khảo sát tư vấn cho các đơn vị, nông hộ trên địa bàn tỉnh nhằm hình thành các mô hình “tuyến du lịch canh nông” và “điểm du lịch canh nông”.

Làng hoa trong đô thị di sản Giải pháp đột phá phát triển du lịch An Giang Đánh thức du lịch đường sông

Ông Phạm S cho biết thêm, cuối tháng 7-2018, tỉnh phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức hội thảo quốc tế về du lịch canh nông, mục đích để rút ra những ưu, khuyết điểm, đồng thời tạo “đòn bẩy” phát triển du lịch canh nông mang tầm khu vực và quốc tế. Song song đó, thúc đẩy các mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương phát triển.

Lâm Đồng có trên 50.000 ha nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chiếm 18% diện tích canh tác, là tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển loại hình nông nghiệp này. Được sự hỗ trợ của Tổ chức JICA (Nhật Bản), tỉnh đã triển khai kế hoạch quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” từ cuối năm 2017 đến năm 2020. Địa bàn triển khai chủ yếu là TP.Đà Lạt và các huyện lân cận như Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và Lâm Hà; 4 sản phẩm, loại hình chọn quảng bá gồm rau, hoa, cà phê được cấp chứng nhận arabica và du lịch canh nông.

Theo Lâm Viên/Báo Thanh Niên.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập420
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại756,375
  • Tổng lượt truy cập93,134,039
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây