Chúng tôi đến thăm rừng cây của anh Phát vào một ngày đầu đông, lúc này cây bản địa đang trầm mình, lặng im qua mùa mưa bão nhưng cây tiêu lại rạo rực đơm hoa, kết trái. Anh cho biết, tại Quảng Ngãi, tiêu ra hoa vào tháng 9-10 và mãi đến tháng 5-6 năm sau mới thu hoạch. Anh cho biết những năm đầu, rừng cây bản địa trồng xen cây keo phụ trợ che bóng, sau 5 năm thu hoạch cây phụ trợ để cây chính sinh trưởng.
Một góc rừng cây tiêu lao thân cây bản địa tại núi Vom của anh Phát.
Khi cây bản địa được 8 tuổi có đường kính ngang ngực bình quân 12-14 cm, chiều cao 8 - 10 m thì tiến hành trồng cây tiêu cho leo bám thân. Từ 400 gốc tiêu trồng năm 2009, chăm sóc và tự nhân giống, mỗi năm trồng thêm một ít, đến nay vườn tiêu đã hoàn thành (mỗi gốc 2 dây). Anh chia sẻ phải là giống tiêu Vĩnh Linh mới chống chịu được với thời tiết khắc nghiệt ở nơi đây. Hàng năm chăm sóc dẫy cỏ, bón phân, tém gốc cho tiêu 2 lần, khó khăn nhất vẫn là nước tưới, vào mùa nắng cứ 3 ngày tưới nước 1 lần.
Sau trồng 3 năm, tiêu bắt đầu cho hoa nhưng anh cắt bỏ, để tạo tán và lấy dây nhân giống, khi tiêu được 5 tuổi mới thu hoạch. Tháng 6 vừa rồi, anh đã thu hoạch 400 gốc (5 tuổi) được 1.200 kg tiêu khô, với giá 200.000 đồng/kg, thu về 240 triệu đồng. Tiêu hái được bao nhiêu tư thương đến tận nhà mua hết bấy nhiêu. Anh hồ hởi cho biết: Vườn tiêu của anh sinh trưởng tốt, đến nay chưa hề bị sâu, bệnh, đất lại nhiều mùn nhất là vùng cây muồng đen, do giun sinh trưởng mạnh, đất tốt nên tiêu phát triển mạnh hơn.
Ngoài việc nhân giống để trồng cho gia đình, anh còn cung ứng giống cho những người dân trong địa phương và vùng lân cận. Nhằm giúp đỡ những người nghèo bớt phần nào khó khăn trong sản xuất, anh bán cây giống rẻ hơn giá thị trường 5.000 đồng/bầu cây và gieo ươm cây muồng đen hỗ trợ kèm theo để bà con làm trụ. Ngoài ra, anh còn tận tình hướng dẫn, chia sẻ cùng bà con kỹ thuật, kinh nghiệm trồng tiêu. Theo anh, nếu nhiều người cùng làm, hỗ trợ nhau trong sản xuất, cùng nhau bảo vệ và tạo ra nhiều sản phẩm, trở thành hàng hóa thì cơ hội mua bán càng tốt hơn. Theo ông Nguyễn Tấn Vỹ, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông huyện Mộ Đức “Mô hình rừng cây bản địa cho tiêu leo thân là mô hình hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường, cần nhân rộng trên những vùng thích hợp để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo ra nhiều sản phẩm, tăng thu nhập cho gia đình”.
Với sự nhiệt tình, chịu khó, biết tìm tòi cái mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, anh Phát đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị, tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2014, anh Phát được vinh danh là “Nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh”.
Lan Hương
Trung tâm Khuyến nông Việt Nam
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;