Mô hình “nuôi bò lai sinh sản” của ông Nguyễn Văn Tự ở thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát (Bình Định), là một điển hình. Qua nhiều lần tập huấn và trực tiếp tham quan các mô hình làm kinh tế tổng hợp ở huyện bạn. Năm 1995, ông Tự về nhà “bắt chướt” làm theo bằng nhiều cách: Trồng lúa, trồng đậu và nuôi bò cỏ, nhưng nguồn thu nhập cho gia đình cũng chẳng khá là bao. Với bản tính cần cù và siêng năng lao động, ông Tự đã tính toán nuôi bò sao cho có hiệu quả cao hơn; ông bàn bạc với vợ và quyết định chọn “nuôi lai bò sinh sản” theo hình thức bán công nghiệp. Năm 2010, ông Tự mạnh dạn đầu tư hàng triệu đồng để xây dựng chuồng trại, quy mô tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống thoát nước, xử lý vệ sinh môi trường... kết hợp việc trồng thêm cỏ làm thức ăn xanh cho bò. Bằng sự siêng năng, chịu khó, ông Tự miệt mài với công việc chăm sóc đàn bò mỗi ngày; từ việc lo thức ăn đến việc vệ sinh cho bò đều do một tay ông đảm nhận. Trời đã không phụ lòng người khi đàn bò của gia đình anh tăng trưởng và phát triển tốt, mỗi năm đều sinh ra những lứa bò con khỏe mạnh.
Ông Tự nuôi bò lai (giống zêBu) mà người dân thường gọi là giống bò “mốc vàng” bằng phương pháp nuôi nhốt trong chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Tự nuôi bò lai chủ yếu để bán giống chứ không phải nuôi để bán thịt, nên thu nhập rất ổn định vì nhu cầu cần giống bò cao. Cứ một con bò khoảng 6 tháng tuổi thì bán hơn 19 triệu đồng, con nào đẹp bán được 21 triệu đồng. Bò lai phát triển nhanh và ít bệnh tật nên quá trình chăm sóc cũng dễ. Trong chuồng lúc nào cũng có 9 con bò lai sinh sản, bình quân mỗi năm ông Tự bán 2 con bê lai thu trên 40 triệu đồng. Đây là phương thức nuôi thâm canh tại chuồng, giảm vận động và bò tăng trọng nhanh, giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả chăn nuôi. Với phương pháp này, không đòi hỏi phải có diện tích chăn thả, ít tốn công lao động, tận dụng được các phụ phẩm trong nông nghiệp để làm thức ăn chăn nuôi.
Theo kinh nghiệm của ông Tự, để nuôi bò đạt kết quả thì việc chọn giống và cách chăm sóc là yếu tố quyết định. Trước hết cần chọn giống bò lai tốt, có bộ xương to, vai rộng, ức sâu, phàm ăn, có 1-2 đôi răng phát triển đều; ngoài ra khi mua bò về phải tiêm văcxin phòng bệnh lở mồm long móng và xổ giun, sán cho bò. Ông Tự cho biết thêm về cách chăm sóc bò lai: “ Trước hết, là thức ăn phải đầy đủ, chuồng trại cao ráo, sãch sẽ, mùa đông thì che kín, mùa hè thì thoáng mát; tôi thấy đàn bò phát triển tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao”.
Để bảo đảm nguồn thức ăn cho đàn bò, ngoài diện tích ruộng giao khoán; ông Tự còn thuê mướn thêm đất để trồng lúa, trồng đậu, trồng bắp; với tổng diện tích trên 02ha, làm nguồn thức ăn chính, giàu dinh dưỡng cho đàn bò. Ngược lại chất thải của bò làm nguồn phân bón hữu cơ phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp. Qua tính toán, bình quân mỗi năm sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình ông Tự tổng thu trên 100 triệu đồng, từ trồng trọt và chăn nuôi bò. Từ nguồn thu nhập trên, ông dành phân nửa cho phát triển quy mô chăn nuôi, phần còn lại cho sinh hoạt gia đình. 5 người con của ông đã có công ăn việc làm ổn định, gia đình rất hạnh phúc.
Nhận xét về mô hình nuôi bò lai sinh sản của ông Tự; ông Trương Ngọc Hưng- Chủ Tịch Hội Nông dân xã Cát Nhơn cho biết: “ Đây là hộ nông dân nuôi bò lai đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, tuân thủ và áp dụng các quy trình kỷ thuật vào chăn nuôi. Riêng ông Tự đã tận dụng tối đa các phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho bò; nên giảm được chi phí, thu nhập cao. Ông Tự nhiều năm liền đạt danh hiệu nông dân sản xuất- kinh doanh giỏi cấp huyện”.
Cũng theo ông Chủ Tịch Hội Nông dân xã Cát Nhơn, để phát triển mô hình nuôi bò lai như ông Tự, thì cần có sự hỗ trợ vốn ưu đãi của nhà nước; để giúp cho nhiều nông dân vay vốn chăn nuôi bò lai. Bởi vì, điều kiện tự nhiên ở địa phương khá lý tưởng, phù hợp cho phát triển chăn nuôi bò trên diện rộng. Ông Trương Ngọc Hưng- Chủ Tịch Hội Nông dân xã Cát Nhơn, huyện Phù cát mong muốn như thế này: “ Nhà nước có cơ chế chính sách mở rộng cho nông dân có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, để vay vốn phát triển chăn nuôi, nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân”.
Ở tuổi 64, những gì lão nông Nguyễn Văn Tự đang làm khiến nhiều người khâm phục. Sự cần cù, chịu khó đầy nghị lực và quyết tâm cao của ông đã bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Ông thực sự là tấm gương sáng về phát triển kinh tế để bà con ở địa phương noi theo. Với sự cần cù, chịu khó dám nghĩ, dám làm, ông Tự đang tiếp tục thực hiện ước mơ làm giàu, nỗ lực phấn đấu phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới. Ông Tự là một nông dân sản xuất giỏi cấp huyện nhiều năm liền ở địa phương./.
Theo hoinongdan.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã