Học tập đạo đức HCM

Mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thứ sáu - 02/01/2015 21:30
Có lẽ nhiều hộ dân sống ven vùng hồ Ba Bể (Bắc Kạn) chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó được tham gia phát triển dịch vụ du lịch sinh thái cộng đồng ở địa phương. Thế nhưng, câu trả lời đã sớm có được khi Dự án"Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp" (3PAD) bắt tay thực hiện hợp phần về phát huy sáng kiến cải thiện môi trường khu vực vùng hồ Ba Bể.

 
Dự án 3PAD đã hỗ trợ đào tạo người dân ở các xã Khang Ninh, Quảng Khê, Nam Mẫu nghề thêu sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách khi đến vùng hồ Ba Bể.
Dự án 3PAD đã hỗ trợ đào tạo người dân ở các xã Khang Ninh, Quảng Khê, Nam Mẫu nghề thêu sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách khi đến vùng hồ Ba Bể.


Với phương châm xây dựng "mô hình nhỏ, hiệu quả lớn", Dự án 3PAD đã trực tiếp hỗ trợ người dân nâng cao nhận thức về môi trường sinh thái, bảo tồn thiên nhiên dựa vào trồng cỏ, cây thức ăn gia súc và cung cấp giống cỏ cho người dân trong giai đoạn đầu để phát triển các mô hình nông, lâm nghiệp kết hợp. Cũng từ dự án, việc bảo vệ rừng phòng hộ, chống xói mòn cho đất và bảo vệ môi trường đã cho hiệu quả cao. Bên cạnh đó, các trường tiểu học được lồng ghép chương trình này thông qua giảng dạy về canh tác và bảo tồn đất dốc. Đến nay, dự án đã triển khai được trên 20 lớp tập huấn kỹ thuật trồng cỏ làm thức ăn gia súc và bảo tồn đất dốc, cung cấp giống cỏ cho hơn 323 hộ, xây dựng được 50 nhóm sở thích, 18 vườn ươm tại các trường học. Anh Nguyễn Văn Mậu, cố vấn vườn ươm Dự án 3PAD tỉnh Bắc Kạn cho biết: "Trồng cỏ không những giúp người dân chủ động được nguồn thức ăn xanh trong chăn nuôi mà còn cải tiến phương thức nuôi, giải phóng sức lao động cho người dân, tạo ra quỹ thời gian nhàn rỗi tham gia vào các hoạt động khác tìm kiếm nguồn thu nhập cho gia đình. Đặc biệt, việc này đã góp phần bảo vệ môi trường cũng như hạn chế tối đa sự sói mòn đất để canh tác bền vững".

Không những vậy, Dự án 3PAD còn nâng cao năng lực cho các tổ chức, cá nhân quản lý bảo vệ phát triển rừng thông qua thí điểm mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng tại thôn đầu nguồn nước chảy vào hồ Ba Bể (Bản Duống, xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể). Bản Duống có 29 hộ với 180ha rừng phòng hộ và 350ha rừng cộng đồng, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 63%, đời sống chủ yếu dựa vào rừng. Mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ sử dụng nguồn tài chính thu được từ đóng góp của các HTX bến xuồng, nhà nghỉ, nhiều nguồn khác để thực hiện các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, phục hồi rừng mới và xây dựng quỹ sinh kế cho cộng đồng. Trưởng thôn Bản Duống, xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể Nguyễn Văn cho biết: Đây là mô hình chi trả tự nguyện đầu tiên của người hưởng lợi ở thôn vùng thấp chi trả cho người dân ở thôn vùng cao để bảo vệ, trồng mới, tạo sinh kế, hạn chế tác động vào môi trường rừng phòng hộ đầu nguồn. Ngoài ra, Dự án 3PAD còn tổ chức cho các hộ gia đình kinh doanh du lịch đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các địa phương khác phát triển loại hình du lịch này; đồng thời xây dựng các HTX bến xuồng, thành lập Hiệp hội Nhà sàn với 32 hộ dân tham gia. Chủ nhà nghỉ Thế Sang, ở thôn Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể tâm sự: "Tham gia Hiệp hội Nhà sàn và được đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn, gia đình tôi đã học hỏi được rất nhiều cách tạo ra sản phẩm du lịch mới, phục vụ khách du lịch, xây dựng thực đơn, giá cả hợp lý, tổ chức lưu trú, vệ sinh môi trường". Dự án 3PAD cũng hỗ trợ triển khai các hoạt động để quảng bá du lịch Ba Bể như phát tờ rơi, tờ bướm, pa nô, áp phích, xây dựng các trạm truyền thông du lịch, các bến xuồng, biển báo tại các điểm du lịch và lắp đặt các thùng rác di động tại các điểm du lịch của hồ Ba Bể.

Trưởng hợp phần 3 Dự án 3PAD tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Minh Đức cho rằng, những hoạt động của dự án đã góp phần bảo tồn, lưu giữ những giá trị đặc trưng của tài nguyên thiên nhiên. Đây được coi là hợp phần lý tưởng của chiến lược phát triển bền vững, trong đó tài nguyên thiên nhiên được sử dụng như một yếu tố thu hút khách du lịch, không gây hại tới cảnh quan của khu vực hồ Ba Bể…
Ngô Hùng 
Theo hanoimoi.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập475
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm472
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại223,645
  • Tổng lượt truy cập90,287,038
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây