Học tập đạo đức HCM

Sức bật Đan Phượng

Thứ sáu - 27/07/2018 03:14
Là huyện ven đô, trước khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, kinh tế của Đan Phượng vẫn chủ yếu là dựa vào nông nghiệp, cơ sở hạ tầng còn khó khăn. Trong 10 năm qua, vùng đất này đã có sức bật mạnh mẽ với rất nhiều đổi thay: Đan Phượng là huyện nông thôn mới đầu tiên của Thủ đô và hiện nay vẫn tiếp tục dẫn đầu với phong trào xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Kinh tế phát triển mạnh

Có thể thấy, trong 10 năm qua, huyện Đan Phượng đã đạt được những kết quả hết sức tự hào. Từ một huyện nông nghiệp, Đan Phượng đã chuyển trọng tâm sang phát triển công nghiệp, dịch vụ, đời sống người dân có rất nhiều đổi thay. Cơ cấu kinh tế của huyện đến hết năm 2017: Dịch vụ chiếm 43,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 48,02%; nông nghiệp - thủy sản chiếm 8,88%.
 
“Đường bích họa” ở xã Song Phượng, huyện Đan Phượng.

Tuy nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu kinh tế nhưng lại liên quan đến đời sống của rất nhiều hộ dân. Huyện Đan Phượng đã chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Trong 10 năm qua, toàn huyện đã chuyển đổi được 1.220ha/3.569ha đất nông nghiệp sang trồng hoa, rau, cây ăn quả, chăn nuôi có giá trị kinh tế cao. Đan Phượng luôn chú trọng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, đã xây dựng được thương hiệu bưởi tôm vàng, rau an toàn.

Tập trung chỉ đạo phát triển các điểm công nghiệp, làng nghề tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các hộ, các doanh nghiệp, từ năm 2008 đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng được 7 cụm, điểm công nghiệp, làng nghề với tổng diện tích 63,58ha, bố trí mặt bằng sản xuất kinh doanh cho 1.018 doanh nghiệp và hộ sản xuất, thu hút hàng vạn lao động vào làm việc. Bên cạnh đó, với lợi thế ven đô, Đan Phượng còn phát triển thương mại, dịch vụ đa dạng.

Đến hết năm 2017, trên địa bàn huyện đã có 1.332 doanh nghiệp và 6.225 hộ sản xuất kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 10 năm đạt 3.097,94 tỷ đồng, tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân hằng năm (không tính tiền thu sử dụng đất) 19,41%, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2017 tăng 152,5% so với năm 2008 (trong đó thu để chi thường xuyên tăng 596,7%).

Nông thôn mới đi vào chiều sâu

Triển khai xây dựng nông thôn mới, huyện Đan Phượng đã có cách làm bài bản, sáng tạo. Trong giai đoạn từ 2011-2015, trên địa bàn huyện Đan Phượng rầm rộ khí thế xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2015, Đan Phượng là huyện đầu tiên trên địa bàn thành phố hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới. Mục tiêu giai đoạn 2015-2020, Đan Phượng tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao, trọng tâm là phát triển sản xuất với bước đi và “cách làm kiên cố, cán bộ nâng tầm, nhân dân đồng thuận”. Đan Phượng đã rà soát, bổ sung điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã; chỉ đạo xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại 3 xã: Đan Phượng, Song Phượng, Liên Trung. Đến nay, ngoài việc đặt tên đường, gắn biển số nhà, biển chỉ dẫn công cộng, những tuyến đường có hoa, “đường bích họa” tại nhiều xã như: Đan Phượng, Đồng Tháp, Liên Hồng, Liên Trung, Thượng Mỗ, Phương Đình, Tân Lập… đã tạo diện mạo mới cho quê hương Đan Phượng. Dự kiến, cuối năm 2018, Đan Phượng có 3 xã đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Ngoài ra, trong 10 năm qua, huyện đã huy động được 3.727,73 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ bản (ngân sách thành phố hỗ trợ 1.681,3 tỷ đồng; thu ngân sách trên địa bàn huyện 1.780,8 tỷ đồng; huy động xã hội hóa 265,56 tỷ đồng), thực hiện đầu tư 1.236 dự án ở tất cả các lĩnh vực: Quản lý nhà nước, giáo dục, y tế, giao thông, thủy lợi, văn hóa, môi trường, phát triển đô thị... Trong đó có nhiều dự án lớn, các tuyến giao thông quan trọng; hoàn thành cơ bản hạ tầng khung, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đến nay, 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Đan Phượng đang phát triển mạnh theo hướng đô thị, ngày càng khang trang, sáng - xanh - sạch - đẹp…

Kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện đã và đang tạo điều kiện cho nhân dân nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Đây là nền tảng vững chắc để cán bộ, nhân dân huyện Đan Phượng tiếp tục đạt những “cột mốc mới” trên “chặng đường” tiếp theo…
Theo Nguyễn Mai/Báo HNM.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập417
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm407
  • Hôm nay23,193
  • Tháng hiện tại201,760
  • Tổng lượt truy cập90,265,153
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây