Học tập đạo đức HCM

Thu tiền tỷ nhờ nuôi vịt trời

Thứ ba - 14/06/2016 00:13
Chưa đầy một năm nuôi vịt trời, ông Huỳnh Ngọc Tiến (50 tuổi, ở thôn Phú Ninh, xã Tam Ngọc, TP.Tam Kỳ) đã cho xuất chuồng hàng ngàn con vịt giống, trứng và vịt thương phẩm, thu lãi gần 1 tỷ đồng.
 

Đến thôn Phú Ninh, hỏi ông Tiến “vịt trời” thì hầu như ai cũng biết bởi ông là người đầu tiên đưa giống vịt trời về nuôi tại địa phương. Có mặt tại trại nuôi vịt trời của ông, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi chứng kiến đàn vịt trời hơn 2.000 con đang bơi lội tung tăng trên mặt hồ nước rộng khoảng 7ha. Theo lời ông Tiến, để có được thành quả như ngày hôm nay, ngoài chuyện dám nghĩ, dám làm thì cũng có cả sự tình cờ. “Cách đây hơn một năm, khi xem ti vi tôi thấy có phóng sự mô tả về mô hình chăn nuôi vịt trời thuần hóa đầu tiên cả nước do anh Tô Văn Dần, ở Lục Ngạn (Bắc Giang) thực hiện. Thấy mô hình khả thi, tôi đã lặn lội ra tận Bắc Giang và được anh Dần tận tình hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm nuôi vịt trời nên tôi đã mua hơn 100 con vịt mái về gây giống với giá 25 triệu đồng để nuôi thử nghiệm” - ông Tiến cho biết.

Từ 100 con vịt trời giống, hiện nay ông đã có hơn 2.000 con.ảnh: NGUYỄN CƯỜNG

 

Sau khi đưa vịt về nuôi tại trang trại, hơn 100 con vịt trời của ông bắt đầu sinh sản. Từ chỗ hơn 100 con vịt trời giống, hiện nay ông đã nhân lên hơn 2.000 con gồm cả vịt sinh sản và vịt thương phẩm. Cũng theo ông Tiến, dù nguồn gốc vịt đã được nuôi thuần dưỡng, nhưng bản tính hoang dã của chúng vẫn còn. Loài vịt này rất thích bơi lội và bay rất giỏi, nhưng khi chúng được thuần dưỡng và quen với bầy đàn thì chúng chỉ quanh quẩn trong chuồng và xung quanh hồ mà thôi. Ông Tiến cho biết thêm, những năm gần đây tại các nhà hàng, loại động vật này được nhiều người tìm mua, nhất là các nhà hàng đặc sản. Việc chăn nuôi vịt trời mang lại kinh tế rất cao, đặc biệt vịt trời bắt nguồn từ tự nhiên, dễ nuôi và mau lớn. Khi sống trong môi trường bán hoang dã, chúng rất khỏe mạnh, nhưng để chủ động phòng bệnh cho đàn vịt, ông Tiến vẫn tiêm phòng đầy đủ cho chúng với ba mũi chính: dịch tả, tố huyết trùng, H5N1. Vì vậy trong quá trình nuôi đến nay vịt chưa bị dịch bệnh lần nào.

Thức ăn chính của vịt là lúa, bèo lục bình, cám bắp... Sau khoảng 4 - 5 tháng nuôi, vịt trời trưởng thành, có thể sinh sản. Nhờ nguồn thức ăn phong phú trong mặt hồ, đàn vịt của ông Tiến nhanh chóng đạt trọng lượng 2 - 2,5kg trong vòng 4 - 5 tháng nuôi. Ông Tiến chia sẻ: “Vịt trời được nuôi theo hình thức bán hoang dã, chăn thả ra môi trường tự nhiên, lặn ngụp bắt cá tôm, bay cùng bầy đàn để tìm kiếm thức ăn... nên vịt rất chắc, thị dai, ngon. Thịt vịt trời mềm, có màu đỏ tươi, thơm ngon, đặc biệt không có vị “hôi” tanh như vịt nhà”.

 
 

Sau gần 1 năm chăm sóc, hiện tại ông có gần 500 con vịt trời đang trong thời kỳ sinh sản và hơn 1.500 con vịt thương phẩm. Ông cho biết mỗi con vịt trời mái đẻ 8 - 10 quả trứng/đợt và 35 - 40 quả/5 tháng. Hiện ông cho ấp gần 2.000 quả trứng trong một mẻ, sau 4 - 5 ngày tiếp tục cho mẻ khác vào ấp tiếp với tỷ lệ nở 80%. “Ban đầu mình chỉ nuôi mang tính thử nghiệm, nhưng hiện giờ mình đã học được công nghệ ấp và đầu tư máy ấp tại nhà” - ông Tiến bộc bạch. Trung bình mỗi tháng ông Tiến xuất bán khoảng 100 - 120 con vịt thương phẩm, với giá vịt thương phẩm dao động 200 - 250 nghìn đồng/con. Ngoài nuôi vịt thương phẩm, ông còn bán vịt giống với giá 25 - 30 nghìn đồng/con, bán trứng vịt 5 - 6 nghìn đồng/trứng. Mặc dù chăn nuôi mới gần một năm, nhưng sau khi trừ chi phí, ông Tiến thu lãi gần 1 tỷ đồng. Không những thế, trang trại của ông còn tạo công ăn việc làm cho 2 lao động tại địa phương với mức thu nhập 3 triệu đồng/tháng. Sắp tới ông sẽ mở rộng diện tích mặt hồ để thuận tiện cho việc chăn nuôi cũng như tăng số lượng của đàn vịt trời.

Theo NGUYỄN CƯỜNG - HỒNG BẰNG/Báo Quảng Nam

 

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập1,001
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm1,000
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại789,583
  • Tổng lượt truy cập93,167,247
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây