Chuyển đất rau sang trồng đất cỏ
Cách mặt đường Quốc lộ 27 chưa tới một cây số, trang trại bò siêu thịt của nông hộ Võ Huy Tuấn trải rộng 3,5 ha dưới một ngọn đồi thông xanh ngát, thuộc địa phận thôn Lạc Bình, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương. Vẫn đang ở thời điểm mùa khô, nhưng đồng cỏ chăm sóc trong trang trại vẫn tươi tốt nhờ chủ động nguồn nước tưới từ dòng suối bao bọc xung quanh. Tuấn phác thảo: “Trên diện tích 3,5 ha, trang trại chỉ mới bố trí xây dựng 0,2 ha chuồng trại; còn lại hầu hết diện tích 3,2 ha đều trồng cỏ sữa để nuôi đàn bò siêu thịt. Trồng theo hình thức cuốn chiếu trên từng phần đất nối tiếp nhau, nên mỗi sáng đều đặn thu hoạch khoảng 3 tấn cỏ sữa tươi, cộng thêm với các thành phần rơm khô, cám gạo, mật mía... mua về cung cấp đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn một ngày cho 100 con bò siêu thịt của trang trại...”.
Chủ trang trại Võ Huy Tuấn bên khu chuồng nuôi nhốt bò siêu thịt ở xã Lạc Xuân, Đơn Dương
Trước đây, trên 3,2 ha diện tích trồng cỏ sữa của trang trại Võ Huy Tuấn được canh tác các giống cà chua ghép và nhiều loại rau ngắn ngày khác, đến giữa năm 2013 mới lần lượt chuyển đổi sản xuất thức ăn cho bò. Lý do thay thế trồng rau sang trồng cỏ nuôi bò vì phải giảm nhiều lao động trong gia đình của Tuấn để mở rộng kinh doanh một số lĩnh vực ngoài nông nghiệp. Cụ thể, trên cùng 3,2 ha diện tích đất khi chuyển sang trồng cỏ nuôi bò được giảm số lượng lao động khá nhiều lần so với đầu tư thâm canh cây rau các loại, phù hợp với điều kiện thực tế về nguồn vốn, đất đai, nhân công của nông hộ Võ Huy Tuấn.
Năm đầu tiên, Tuấn tuyển chọn từ đàn bò lai sind trong huyện Đơn Dương để mua về trang trại nuôi 50 con trưởng thành (50% con cái và 50% con đực), cân nặng trung bình khoảng hơn 200 kg/con. Sau hơn một năm tích cực lên huyện, lên tỉnh tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi các giống bò cao sản về áp dụng trong trang trại của mình, Tuấn đã vỗ béo đàn bò thịt (con đực) lai sind 25con đạt trọng lượng trung bình từ 400 - 450 kg/con rồi bán ra thị trường, tính sơ bộ khoản lãi thu về mỗi con từ 450.000 - 500.000 đồng/tháng. Số còn lại 25 con bò cái lai sind, tăng trọng mỗi con lên khoảng 350 kg, Tuấn chăm sóc đặc biệt để phối giống lai tạo, sinh sản ra các giống bò siêu thịt thế hệ mới như: Red Angus, BBB và Brahman tại trang trại. Phương pháp nhân đàn bò siêu thịt của Tuấn áp dụng bằng cách tạo ra môi trường phù hợp trong từng khu vực chuồng trại khác nhau để bò đực các giống Red Angus, BBB và Brahman giao phối theo bản năng tự nhiên với đàn bò cái lai sind. Kết quả giai đoạn từ năm 2014 đến nay, Tuấn đã phát triển và duy trì đàn bò cao sản trong trang trại lên tổng cộng từ 80 - 100 con, chiếm tỷ lệ 50 - 50 số lượng bò thịt và bò cái giống, chưa kể số lượng bò thịt và bò cái giống đã bán ra hàng năm.
Văn Việt
Nguồn: Báo Lâm Đồng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;