Học tập đạo đức HCM

Nón lá Trường Giang: Nghề phụ, thu nhập chính

Chủ nhật - 12/06/2016 22:05
An mình bên dòng sông Hoàng quanh năm bồi đắp phù sa, xã Trường Giang (Nông Cống - Thanh Hóa) là cái nôi phát triển của nhiều làng nghề, và may nón lá là một làng nghề điển hình. Trải qua bao thăng trầm, biến cố lịch sử, làng nghề may nón lá của Trường Giang vẫn đứng vững và ngày một phát triển.

Các em nhỏ trong làng thường tập trung lại một nhà để may nón.

Các cụ cao niên trong làng kể lại: Nghề may nón lá Trường Giang được du nhập vào làng Tuy Hòa rồi tới Yên Lai từ năm 1867. Nghề do cụ Lê Văn Huầy, dòng họ Lê Văn, người gốc ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) truyền nghề và gây dựng.

Dạo bước trên con đường làng trải nhựa phẳng lỳ, chúng tôi dễ dàng nhận ra sự phát triển của làng nghề may nón, mỗi nhà có 1-2 người thợ chăm chút cho từng đường kim mũi chỉ. Nhờ có chính sách phát triển làng nghề mà giờ đây cuộc sống của người dân trong xã được nâng cao, từng bước đi lên để đạt được những tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Được biết, Trường Giang có ba thôn nhưng nghề này phát triển ở hai thôn Yên Lai và Tuy Hòa với số lượng nhân công  khoảng 1.200 nhân khẩu, sản lượng từ 2.400 - 3.000 chiếc/ ngày.

Thu nhập của người làm nghề khá ổn định, trừ chi phí, thu lãi 20 nghìn đồng/chiếc.

Quan sát các công đoạn để sản xuất thì có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm ra được chiếc nón lá đảm bảo lượng và chất. Tìm hiểu rõ hơn, chúng tôi càng khâm phục những người thợ nơi đây, khi mà địa phương không hề có loại lá để làm ra chiếc nón, và cũng không tồn tại chất liệu để làm ra khuôn cũng như cước để may nón. Tất cả những vật liệu để có thể làm ra  nón lá đều phải nhập từ nơi khác. Lá được lấy từ cây buông của các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai; còn vành tạo hình dáng từ cây vàu, cây nứa trên các huyện xa xôi Quan Hóa, Bá Thước. Thế nhưng, bằng niềm yêu nghề cũng như sự chăm chỉ của người dân, làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm nay.

Để có được sản phẩm tung ra thị trường phải trải qua nhiều công đoạn. Trước tiên phải phơi lá 3 nắng nếu nắng to và sau đó thả sương 1 đêm với mục đích làm cho chiếc lá dẻo dai, có thể đội nắng, đội mưa cùng người nông dân trong các sinh hoạt. Sau đó xông lá bằng lưu huỳnh để cho chiếc lá trắng tinh khôi như vẻ đẹp của người con gái Việt Nam. Cuối cùng, với bàn tay thoăn thoắt, chỉ trong 1-2 giờ đồng hồ, sản phẩm mang tên nón lá Trường Giang ra đời.

Ông Lê Sĩ Quang (57 tuổi, thôn Yên Lai), người gắn bó với nghề từ bé, chia sẻ: “Để làm ra chiếc nón đảm bảo chất lượng mẫu mã không hề đơn giản, phải sàng lọc kĩ càng các chi tiết dù là nhỏ nhất. Nhà tôi có 4 nhân công, mỗi người một công đoạn, cứ rảnh rỗi là làm, thu nhập cũng khá ổn định. Thị trường chủ yếu là các tỉnh Thái Bình, Nam Định và một số địa phương phát triền du lịch.”

Thương hiệu nón lá Trường Giang đã và đang được người dân gần xa đón nhận. Khẳng định rằng, nhiều năm trở lại đây, trong lúc không ít nghề truyền thống càng mai một thì nghề làm nón lá ở xã Trường Giang vẫn sống khỏe, giúp hàng trăm hộ dân địa phương thoát nghèo và có cuộc sống khá giả.

Năm 2014, làng đã được công nhận làng nghề do Hiệp hội Làng nghề tỉnh Thanh Hóa công nhận; năm 2015, nón lá xã Trường Giang vinh dự lọt top 100 thương hiệu nổi tiếng cả nước.

Ông Đậu Minh Hùng, Chủ tịch UBND xã Trường Giang, cho biết: “Tuy chưa thành lập được HTX  nhưng xác định đây là nghề mang lại thu nhập chính cho người dân, sắp tới xã sẽ có những bước đi mạnh dạn để thương hiệu nón lá Trường Giang ngày càng bay xa’’.

Đình Ban
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: làng nghề

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập539
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại848,462
  • Tổng lượt truy cập92,022,191
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây