Học tập đạo đức HCM

Thu tiền tỷ từ rau thủy canh

Chủ nhật - 12/03/2017 06:18
TP - Là kỹ sư công nghệ thông tin đang làm chủ một doanh nghiệp lớn ở tỉnh Bắc Giang, anh Nguyễn Văn Tuấn (thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) rẽ ngang đầu tư trồng rau thủy canh. Mô hình của anh được nhiều nơi áp dụng và mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Vợ chồng mâu thuẫn vì bỏ kinh doanh đi trồng rau

Nhớ lại mối “lương duyên” của mình với rau thủy canh, anh Tuấn nói đó thực sự là một quyết định khó khăn với anh. Là một kỹ sư công nghệ thông tin, đang làm chủ một doanh nghiệp cung ứng giải pháp công nghệ thông tin, khi thấy anh cứ mải mê với những cọng rau, ngọn cỏ cả gia đình đều phản đối. Thậm chí vợ chồng anh đã không ít lần cãi cọ nhau bởi việc anh quá chú tâm vào trồng rau mà quên đi công việc kinh doanh của mình. 

“Ban đầu mình chỉ nghĩ là làm sao để có rau sạch ăn cho gia đình nhưng sau đó càng nghiên cứu, đi sâu vào tìm hiểu cách trồng rau thủy canh, mình càng đam mê. Các mô hình trồng rau thủy canh ở Việt Nam chỉ có ở các trang trại lớn, còn mô hình nhỏ cho các gia đình chưa có”, anh Tuấn nhớ lại. Mặc cho vợ, bố mẹ phản đối, một mình anh loay hoay với các sơ đồ, các ống nhựa PVC, các dung dịch và cây, hạt giống… Không ít lần thất bại bởi không có trong tay kiến thức nền về nông nghiệp nhưng anh không nản chí. 

“Anh Tuấn làm việc nhiều ngày với một niềm đam mê hiếm thấy. Thậm chí anh chỉ trở về nhà để ngủ chứ không hề đoái hoài gì đến vợ con”, chị Hoàng Thị Tâm, vợ anh Tuấn kể lại.

Sau nhiều ngày mò mẫm, anh Tuấn cho ra đời hệ thống trồng rau thủy canh bằng phương pháp hồi lưu, tức là dùng hệ thống bơm nước liên hoàn lên các giá thể để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Nhưng anh lại thất bại với việc trồng cây bởi cứ đưa vào là… chết. Tiếp tục lần mò thử nghiệm, tìm đọc các loại tài liệu về cây trồng, anh Tuấn phát hiện ra cây chỉ sống được trong môi trường thủy canh ở thời điểm nhất định và với một hàm lượng dinh dưỡng hợp lý. Không có chuyên gia bên cạnh, anh tự thử nghiệm, tự rút ra kinh nghiệm với nhiều đời cây và cẩn thận ghi chép mới đưa ra được công thức để trồng. “Đó thực sự là niềm hạnh phúc của tôi khi lứa rau đầu được thu hoạch”, anh Tuấn kể.

Mô hình phù hợp cho mọi gia đình

Ngay tại sân thượng tầng 4 nhà anh Tuấn ở phường Ngô Quyền, thành phố Bắc Giang, là mô hình trồng rau thủy canh. Theo anh Tuấn, trồng rau thủy canh có nhiều ưu điểm: giúp cây trồng phát triển đồng đều, không có sâu bệnh, không phải làm đất, không có cỏ dại… Đặc biệt, việc trồng rau theo phương pháp thủy canh không mất nhiều thời gian chăm sóc bởi anh Tuấn đã thiết kế một hệ thống tự động bơm nước hẹn giờ khiến cho cây trồng luôn có đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Điều này cũng làm cho thời gian phát triển và thu hoạch giảm rất nhiều, cho năng suất cao hơn từ 25-40% so với trồng ngoài đồng ruộng.

Hiện cửa hàng rau an toàn trên địa bàn thành phố Bắc Giang do Cty TNHH MTV Thiên An của anh cung cấp có lượng người mua rất lớn và thường xuyên không có đủ hàng để bán. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, anh Tuấn đang mở rộng diện tích trồng rau thêm 400m2 tại huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang). 

Bên cạnh đó, anh sẵn sàng cung cấp, lắp đặt và chuyển giao công nghệ cho bất kỳ người nào có nhu cầu muốn trồng rau thủy canh tại nhà để bảo đảm một nguồn thực phẩm sạch đồng thời nhận bao tiêu toàn bộ các sản phẩm làm đúng theo quy trình của anh. Anh Tuấn còn thiết kế rất nhiều kiểu kệ trồng thủy canh khác nhau phù hợp với điều kiện của từng gia đình, nhất là các gia đình ở đô thị.

Với chỉ khoảng 10 m2 cùng với đầu tư khoảng 4-5 triệu đồng bằng các thiết bị do anh Tuấn cung cấp là các gia đình 6 người đã có đủ rau ăn thường xuyên. Nhận thấy mô hình của anh phù hợp với điều kiện của các gia đình, khách hàng đến với anh ngày càng nhiều.

http://www.tienphong.vn

Tận dụng các kiến thức về công nghệ thông tin, anh Nguyễn Văn Tuấn đã mở rộng thị trường thông qua trang web bán hàng trực tuyến. Hiện nay, ngoài tỉnh Bắc Giang, mô hình trồng rau thủy canh mang thương hiệu Thiên An của anh đã có mặt tại khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.

 

 Tags: bắc giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại872,405
  • Tổng lượt truy cập92,046,134
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây