Gia đình ông Quàng Văn Lún, bản Pá Tong đã đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ 2 con trâu, bò dùng làm sức kéo trong sản xuất nông nghiệp, đến nay gia đình ông đã nhân đàn lên 48 con bò, 20 con trâu, trở thành hộ chăn nuôi điển hình của xã.
Ông Quàng Văn Lún cho biết: Trước đây gia đình nuôi trâu bò phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, chăn thả ở các bãi cỏ mà không chăm sóc, tiêm phòng. Tuy nhiên, qua tìm hiểu và tham quan các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa điển hình trên địa bàn tỉnh, tôi nhận thấy việc nuôi nhốt gia súc mang lại hiệu quả cao hơn. Được cán bộ nông nghiệp đến tận nhà hướng dẫn chăm sóc đàn vật nuôi, trồng cỏ voi, tiêm phòng bệnh nên đàn gia súc sinh trưởng, phát triển tốt. Nhờ có quỹ đất rộng, gia đình đã làm 2 dãy chuồng, chuẩn bị nguồn thức ăn dồi dào, tiêm vắc-xin theo đúng định kỳ được hướng dẫn để phòng, chống bệnh cho gia súc. Đàn vật nuôi nếu sinh sản thì con cái để làm giống, con đực bán lấy tiền tiếp tục đầu tư nhân rộng. Mô hình phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa đã giúp tôi có điều kiện sửa lại nhà; mua sắm đồ dùng sinh hoạt tiện nghi; con cháu được học hành đầy đủ; gia đình trở thành hộ làm kinh tế điển hình của xã. Thu nhập hàng năm của gia đình khoảng 100 triệu đồng.
Ông Đèo Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Nà Tòng cho biết: Những năm gần đây, xác định nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, xã Nà Tòng đã quy hoạch vùng phát triển cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Đồng thời, chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tận dụng lợi thế, tiềm năng sẵn có để phát triển các mô hình kinh tế. Trong lĩnh vực chăn nuôi, trước kia, bà con chủ yếu thả rông gia súc trên rừng, đến vụ mùa cần sức trâu, bò cày kéo mới đi tìm về; dẫn đến việc không quản lý, bảo vệ được gia súc. Đến nay, nhiều hộ đã đưa gia súc về nuôi nhốt, tận dụng diện tích xung quanh chuồng trại để trồng cỏ voi làm nguồn thức ăn tươi; tích trữ rơm, rạ làm thức ăn dự trữ và giữ ấm cho đàn vật nuôi vào mùa đông. Để phát triển theo hướng bền vững, xã Nà Tòng cũng triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ về giống, vay vốn ưu đãi, khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi. Hiện nay, tổng đàn gia súc của xã có hơn 2.400 con, gồm: 597 con trâu, 300 con dê, 1.335 con lợn, còn lại là bò.
Nguồn tin: Đức Kiên
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"
Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh
Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh