Học tập đạo đức HCM

Biến rơm rạ thành sản phẩm có giá trị

Thứ sáu - 21/05/2021 03:51
Tháng 4/2020, Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ có chỉ thị cấm đốt rơm rạ sau thu hoạch. Chỉ thị giao cho 7 đầu mối cấp, ngành chỉ đạo, giám sát việc thực hiện. Mới đây, Chủ tịch tỉnh lại có chỉ thị nhắc lại việc này
Tháng 4/2020, Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ có chỉ thị cấm đốt rơm rạ sau thu hoạch. Chỉ thị giao cho 7 đầu mối cấp, ngành chỉ đạo, giám sát việc thực hiện. Mới đây, Chủ tịch tỉnh lại có chỉ thị nhắc lại việc này

Cấm là vì đốt rơm rạ trên đồng ruộng: “Gây ô nhiễm môi trường không khí, làm phát thải một lượng lớn khí CO2, CO, SO2, NO2, tro bụi,… ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe con người, gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài ra, đốt rơm rạ sẽ làm cho một lượng nước trong đất bị bốc hơi, đất thoái hóa; tiêu diệt các loại sinh vật có ích, làm mất cân bằng hệ sinh thái ruộng lúa, gây bộc phát nhiều đối tượng sâu bệnh trên đồng ruộng”.

Rơm rạ là một loại phụ phẩm nông nghiệp, nếu sử dụng tốt sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho cây lúa. Đem rơm rạ đi đốt là chưa tận dụng được nguồn lợi này.

Vì sao giá đường của nhiều nước, ở trong nước thì có Hoàng Anh Gia Lai lại rẻ? Là vì họ đã tạo ra được chuỗi trong sản xuất. Sản phẩm thải loại của khâu này lại là sản phẩm đầu vào của khâu khác. Mía khi thu hoạch ép ra sẽ sản xuất ra đường. Bã mía sản xuất  ra phân bón. Mật mía sẽ tinh chế ra cồn… Nếu tính đúng, tính đủ lợi nhuận từ các khâu thì thực chất giá đường còn rẻ hơn nữa. Chúng ta nói đường cao hay thấp là vì chúng ta “cắt khúc” các khâu.

Ở nhiều vùng nông thôn các tỉnh, rơm rạ được sử dụng đưa lại giá trị. Người nuôi bò muốn có rơm phải đi mua, một sào ruộng cả triệu đồng. Hiện nay đã có máy cuốn rơm tạo sự thuận tiện để cất trữ rơm được lâu dài. Ở Thừa Thiên Huế, rơm cũng được dùng làm vào nhiều việc. Nhiều nhất là làm thức ăn thô cho trâu bò, làm nấm rơm; dùng ủ giữ ẩm cho gốc cây, ủ gốc kiệu… Ở nhiều hàng bán các loại vật liệu cho chăm sóc cây cảnh, một bao rơm bán đến 30 ngàn đồng. Cho nên, sử dụng nguồn rơm phong phú, tạo hiệu quả là điều cần tính toán.

Sử dụng máy cuộn rơm sẽ giúp tránh lãng phí nguồn rơm rạ sau thu hoạch. 

Hàng năm, tỉnh ta chi ra hàng chục tỷ đồng cho việc nghiên cứu khoa học. Nếu ở nhiều vùng, người nông dân không biết dùng vào việc gì, đem đi đốt thì đây chính là đối tượng cho những đề tài nghiên cứu khoa học. Phải tìm ra cách để hướng dẫn nông dân sử dụng rơm hiệu quả hơn. Như trên đã nói, rơm rạ là phụ phẩm nông nghiệp, là đầu vào cho một số đối tượng sản xuất. Để nâng cao hiệu quả cây trồng, vật nuôi nên tạo ra chuỗi, kiểu như Hoàng Anh Gia Lai sản xuất mía đường thì cây lúa sẽ tạo ra giá trị gia tăng được nhiều hơn, nghĩa là thu nhập người nông dân được cải thiện.

Tổng đàn trâu bò ở Thừa Thiên Huế cũng kha khá. Tính đến cuối năm 2018 có khoảng 58.000 con. Đây sẽ là một nguồn tiêu thụ rơm rạ rất lớn. Khổ nỗi, nơi nhiều trâu bò thì ít rơm rạ. Hiện nay, người dân nuôi bò nhiều nhất là ở vùng núi và vùng bán sơn địa. Ở vùng đồng bằng, cư dân quần tụ lại thành từng cụm, cộng với tốc độ đô thị hóa nên điều kiện cho chăn nuôi cũng khó khăn hơn, lại là vùng nhiều rơm rạ. Biết đâu điều phối tốt nguồn rơm rạ này nó sẽ sinh ra một ngành nghề kinh doanh hiệu quả - kinh doanh rơm. Tại sao không? Vấn đề là phải nghiên cứu làm sao để thu hoạch rơm hiệu quả (kiểu như máy cuốn rơm đang phổ biến), thu gom và vận chuyển như thế nào để hạ giá thành thấp nhất. Người chăn nuôi mua rơm hoặc làm nấm tính toán ra có chi phí thấp; người kinh doanh, vận chuyển cũng có lãi. 

Rõ ràng ở đây cần một bài toán kinh tế. Vì chuyện đốt rơm liên quan đến cộng đồng và xã hội nên có thể Nhà nước dùng ngân sách để nghiên cứu làm việc này, tìm ra một phương thức giải quyết vấn đề tốt nhất. Biến cái không có ích thành cái có ích; biến cái không lợi lộc gì, thành cái có lợi.

Lê Phương

Nguồn tin: www.nongthonmoithuathienhue.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập97
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm88
  • Hôm nay22,652
  • Tháng hiện tại573,365
  • Tổng lượt truy cập83,629,360
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây