Học tập đạo đức HCM

Tái cơ cấu ngành lúa gạo và cà phê: Hết thời chạy đong lúa giống mỗi khi vào vụ

Thứ ba - 03/11/2020 22:27
Khi vào vụ, nông dân cần lúa giống đã có hợp tác xã (HTX) cung ứng với giá ưu đãi hoặc được hỗ trợ kỹ thuật tự làm lúa giống phục vụ sản xuất.

Từ khi tham gia dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT), hàng trăm ngàn hộ nông dân ở ĐBSCL đã thoát nỗi lo phải chạy đôn chạy đáo tìm lúa giống để gieo sạ, cũng không còn dùng lúa thịt để làm giống.

Dùng máy sạ hàng để giảm giống. Ảnh: Minh Đảm.

Dùng máy sạ hàng để giảm giống. Ảnh: Minh Đảm.

Phải dùng giống xác nhận

Nông dân trong vùng dự án VnSAT, không ai không thuộc lòng các kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”. Vì họ đều đã được cán bộ kỹ thuật của dự án tập huấn, tham gia thực hành trong mô hình trình diễn. “1 phải” là phải dùng giống lúa xác nhận. Chất lượng giống và kỹ thuật canh tác là những yếu tố quan trọng hàng đầu trong thâm canh lúa hiện nay.

Ông Huỳnh Văn Những, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án VnSAT Sóc Trăng cho biết, lũy kế từ đầu dự án đến nay, đã tập huấn 500 lớp đào tạo FFS 6 ngày về “3 giảm, 3 tăng” cho 16.431 hộ/22.110  ha và thực hiện 48 mô hình trình diễn với diện tích 96 ha.

Trong năm 2020, đã ký kết hợp đồng trách nhiệm với các đơn vị kỹ thuật dự kiến thực hiện 57 lớp đào tạo FFS 4 ngày “1 phải, 5 giảm” và xây dựng 10 mô hình trình diễn. Hiện tại, các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật đã triển khai được 36 lớp, cho 1.147  hộ/1.386 ha và xây dựng 4 mô hình trình diễn với diện tích 8 ha trong vụ Hè Thu 2020. Lũy kế từ đầu dự án đến nay, đã tập huấn 269 lớp cho 8.593 hộ với diện tích 10.946 ha và thực hiện 27 mô hình trình diễn với diện tích 54 ha.

Bên cạnh đó, còn thực hiện các hoạt động nâng cao khác, như từ đầu dự án đến nay, đã tập huấn 65 lớp đào tạo về quản lý và phát triển hợp tác xã, 22 lớp luân canh cây trồng, 30 lớp tận dụng phụ phẩm và 15 lớp nhân giống lúa xác nhận cho tổng số 4.465 hộ.

“Được sự hỗ trợ kỹ thuật của dự án VnSAT, nhiều HTX đã thành lập Tổ sản xuất lúa giống, cung ứng cho xã viên với giá ưu đãi. Nhờ đó, giúp nông dân giảm nỗi lo về đầu tư cho lúa giống”, ông Những đánh giá.

Tập huấn chương trình 1 phải 5 giảm cho nông dân vùng Dự án VnSAT ở ĐBSCL.Ảnh: Minh Đảm.

Tập huấn chương trình 1 phải 5 giảm cho nông dân vùng Dự án VnSAT ở ĐBSCL.Ảnh: Minh Đảm.

HTX Tín Phát (ấp Thành Tân, xã Kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) được thành lập năm 2005, có 60 thành viên, diện tích canh tác 520 ha. Nói về năng lực của HTX sau khi được VnSAT hỗ trợ, Giám đốc Nguyễn Văn Đậm cho biết, HTX có hệ thống kho chứa 1.000 tấn, lò sấy, máy làm đất, máy cấy và máy gặt đập liên hợp, máy tách hạt.

Hiện HTX có trên 500 hộ, với khoảng 1.000 ha tham gia cánh đồng lớn, sản xuất lúa bền vững. HTX đang mở rộng hoạt động như cung ứng vật tư nông nghiệp cho thành viên, giúp giảm giá từ 10 - 15 ngàn đồng/bao phân bón, sản xuất lúa giống ưu tiên cung ứng cho các cho thành viên, giảm giá từ 2-3 ngàn đồng/kg lúa giống.

Tự nhân giống lúa phục vụ sản xuất

Bên cạnh công tác đào tạo các lớp về “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm”, VnSAT Tiền Giang đã triển khai nhiều tập huấn hỗ trợ cho nông dân trong vùng dự án. Từ đầu dự án đã triển khai 12 lớp đào tạo về nâng cao năng lực quản lý cho HTX, 8 lớp đào tạo về nhân giống lúa xác nhận, 7 lớp đào tạo luân canh cây trồng, 7 lớp đào tạo tận dụng sản phẩm phụ lúa gạo và 8 lớp đào tạo về sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.

Trong đó, sản xuất và cung ứng lúa giống chất lượng là một trong những mắc xích trong chuỗi liên kết nâng cao giá trị lúa gạo. Nhiều HTX trong vùng dự án hoạt động khá ở lĩnh vực này như HTX Mỹ Trung, Mỹ Thành Bắc, Mỹ Quới.

Ông Nguyễn Văn Thạnh, Giám đốc HTX Mỹ Trung (ấp Mỹ Thị A, xã Mỹ Trung, huyện cái Bè, tỉnh Tiền Giang) cho biết: HTX có 502 thành viên bao gồm thành viên HTX và liên kết nông dân bên ngoài. Kể từ khi tham gia dự án VnSAT đến nay, thành viên HTX được dự án tập huấn gần 20 lớp đào tạo áp dụng các tiến bộ khoa học như “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP...

Sấy lúa giống tại HTX Vĩnh Thuận (Long An). Ảnh: Minh Đảm.

Sấy lúa giống tại HTX Vĩnh Thuận (Long An). Ảnh: Minh Đảm.

Đặc biệt là lớp sản xuất lúa giống xác nhận. Từ năm 2017 đến nay, mỗi vụ HTX cung ứng cho các đơn vị bao tiêu gần 500 tấn lúa giống các loại. Tuỳ vào đặt hàng của các đơn vị liên kết, bao tiêu mà HTX sản xuất giống lúa đáp ứng nhu cầu thị trường. Vụ Hè Thu rồi, HTX sản xuất lúa OM 5451. Vụ Đông Xuân này sản xuất lúa OM 18. Tất cả các khâu sản xuất, chăm sóc, thu hoạch, phơi sấy, bảo quản đều được áp dụng cơ giới hoá.

Nhờ sản xuất lúa giống, hiệu quả canh tác lúa của thành viên HTX cũng như nông dân trong vùng dự án đã gia tăng từ 30-40% so với sản xuất lúa hàng hoá thông thường. Hiện nay, Dự án VnSAT còn hỗ trợ cho HTX một nhà kho và đường giao thông. Đưa vào hoạt động những công trình này sẽ góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất, chuỗi giá trị lúa gạo cũng như thay đổi diện mạo nông thôn của địa phương.

Tại tỉnh Long An, HTX Dịch vụ Nông nghiệp Vĩnh Thuận (xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Hưng) là một trong những HTX trong vùng dự án VnSAT, hoạt động sôi nổi và hiệu quả trong liên kết sản xuất và bao tiêu lúa giống cho thành viên.

Bà Nguyễn Thị Diệu Ngân, Giám đốc HTX Vĩnh Thuận cho biết: HTX được thành lập từ năm 2107 trên cơ sở phát triển đi lên từ tổ hợp tác sản xuất lúa giống. HTX đã thu hút được 81 thành viên với diện tích sản xuất 531 ha. Trong đó, bình quân mỗi vụ HTX dành 150 ha sản xuất và cung ứng cho khoảng 700 tấn lúa giống cho các doanh nghiệp liên kết đặt hàng. Nhờ sản xuất lúa giống, bình quân mỗi ha thành viên HTX thu được lợi nhuận cao hơn sản xuất lúa hàng hoá đến 4 triệu đồng. Hiện nay, bên cạnh khâu sản xuất lúa giống, HTX Vĩnh Thuận còn phát triển 35 ha lúa hữu cơ với các giống lúa đặc sản. Đặc biệt là gạo thảo dược với thương hiệu gạo hữu cơ Vĩnh Hưng.

“Với diện tích sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ, HTX làm cầu nối giữa xã viên và doanh nghiệp để thu mua theo hướng bao tiêu sản phẩm. Ngoài ra, HTX còn thu mua lúa của xã viên để sấy, xay gạo và đóng gói bán. Đặc biệt, HTX có khoảng 35 ha sản xuất gạo đỏ, gạo tím và huyết rồng theo hướng hữu cơ. Các sản phẩm này rất hút hàng, có giá cao trên thị trường. Ngoài sản xuất lúa theo hướng an toàn, thời gian gần đây, HTX còn tập huấn cho xã viên trồng rau an toàn theo hướng hữu cơ để cung cấp ra thị trường”, bà Nguyễn Thị Diệu Ngân, Giám đốc HTX Vĩnh Thuận.

Sản phẩm gạo thảo dược từ quy trình sản xuất hữu cơ của HTX Vĩnh Thuận (Long An). Ảnh: Minh Đảm.

Sản phẩm gạo thảo dược từ quy trình sản xuất hữu cơ của HTX Vĩnh Thuận (Long An). Ảnh: Minh Đảm.

Ông Lương Văn Cỡ, ấp Kinh Mới, thành viên HTX Vĩnh Thuận sản xuất 3 ha lúa và hơn 1 công rau ăn lá, phấn khởi nói: “Khi tham gia HTX, lúa có đầu ra khá ổn định, người sản xuất được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nên giảm được lượng giống, vật tư nông nghiệp, giảm sử dụng thuốc hóa học, bảo vệ môi trường, có lợi cho sức khỏe. Với kiểu sản xuất như hiện nay nông dân lãi từ 15-18 triệu đồng/ha/vụ”.

Nâng cao ý thức đưa giống xác nhận vào sản xuất lúa hàng hóa

TS Ngô Đình Thức, Giám đốc Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang cho biết, trong năm 2020, đơn vị thực hiện hỗ trợ kỹ thuật dự án VnSAT Kiên Giang tổ chức 5 lớp, có 250 nông dân được tập huấn quy trình nhân giống lúa cấp xác nhận. Địa bàn triển khai tại 2 huyện: Tân Hiệp và Châu Thành, gồm các HTX tham gia: Tân Hòa A, Phú Hòa, Kênh 5A, Kênh 7B và Hòa Thuận 1.

Qua đó, giúp các HTX có khả năng tự sản xuất lúa giống cấp xác nhận hoặc hộ gia đình có thể áp dụng vào sản xuất trong vụ tới. Nâng cao chất lượng lúa giống để cung ứng cho sản xuất lúa hàng hóa của nông dân trong tỉnh, đáp ứng yêu cầu của thị trường, tạo được sức cạnh tranh bền vững. Triển khai sản xuất lúa giống cấp xác nhận tại địa phương giúp nông dân tiếp cận và trao đổi nguồn giống đảm bảo chất lượng với giá thành hạ. Từ đó mở rộng mô hình nhân giống lúa cấp xác nhận nâng cao ý thức đưa giống xác nhận vào sản xuất lúa hàng hóa.

PHÚC NGHI

Theo Đ.T.Chánh - Minh Đãm/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/het-thoi-chay-dong-lua-giong-moi-khi-vao-vu-d276911.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập548
  • Hôm nay76,419
  • Tháng hiện tại735,746
  • Tổng lượt truy cập93,113,410
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây